MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chính phủ đề nghị dùng 10.000 tỷ đồng thoái vốn DNNN để bù đắp ngân sách

Tính đến 31/12/2015, dư nợ công đạt khoảng 61,3% GDP; dư nợ Chính phủ bằng 49,8% GDP; dư nợ nước ngoài khoảng 41,5% GDP.

Mở đầu phiên họp chiều ngày 20/10, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã trình bày Báo cáo kết quả thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2015 và phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2016.

Theo Bộ trưởng, thu ngân sách dự toán giao 911,1 nghìn tỷ đồng. Trong 9 tháng đầu năm thu ngân sách đạt khá, bằng 75% dự toán, tăng 7% so với cùng kỳ.

Trong đó, thu nội địa đạt 79%, tăng 17,1% so với cùng kỳ; thu từ dầu thô đạt 55,7%, giảm 34,8% so với cùng kỳ; thu cân đối xuất nhập khẩu đạt 70,5%, gần bằng mức cùng kỳ.

Bộ trưởng cũng cho biết, giá dầu thô giảm sâu tác động giảm thu ngân sách khoảng 63.000 tỷ đồng so với dự toán.

Trong đó, thu từ dầu thô giảm 32.000 tỷ đồng; thu từ nội địa giảm 12.000 tỷ đồng do giảm thu từ hoạt động khai thác khí; thu từ hoạt động của nhà máy lọc dầu Dung Quất và hoạt động xuất nhập khẩu giảm 19.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, thu cả năm đạt 927,5 nghìn tỷ đồng, vượt dự toán 16,4 nghìn tỷ đồng, tăng 7,4% so với cùng kỳ. Trong đó, thu nội địa ước đạt 687 nghìn tỷ đồng, vượt 7,68%; thu từ dầu thô đạt 61.000 tỷ đồng, giảm 32%, với mức giá bán bình quân 56,7 USD/thùng; thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 175 ngàn tỷ đồng, phấn đấu tăng thu thêm 19 ngàn tỷ đồng để bù đắp nguồn thu do giá dầu giảm…

Liên quan đến hoạt chi ngân sách, Chính phủ và các Bộ, ngành chỉ đạo chính sách điều hành chi chặt chẽ, không ban hành chi nếu không có nguồn đảm bảo, tiết kiệm chi thường xuyên, kỷ luật tài chính được tăng cường

Theo đó, thực hiện chi trong 9 tháng đầu năm đạt 71,8% dự toán, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm. Trong đó chi đầu tư phát triển đạt 65,3% so với cùng kỳ, tăng 7,4%; chi trả nợ viện trợ đạt 76,5% so với dự toán, tăng 12,5% do với cùng kỳ; chi thường xuyên đạt 75% so với dự toán, tăng 5,6% so với cùng kỳ…

Để xử lý cân đối ngân sách Trung ương do tác động giá dầu, Chính phủ đã tiết kiệm 10% chi thường xuyên từ chi tiền lương và các khoản có tính chất lương của các bộ và cơ quan Trung ương, được 650 tỷ đồng, và một phần dự toán dự toán ngân sách Trung ương khoảng 3.500 tỷ đồng.

Về cân đối ngân sách, trong 9 tháng đầu năm bội chi ngân sách giảm 140.970 tỷ đồng, bằng 62,4% dự toán năm. Tính đến hết tháng 9/2015, thực hiện phát hành 127.473 tỷ đồng trái phiếuChính phủ, bù đắp cho bội chi ngân sách và đầu tư phát triển, bằng 51% nhiệm vụ huy động vốn.

Theo Bộ trưởng, đây là mức thấp so với mức cùng kỳ nhiều năm, chủ yếu do quy mô thị trường trái phiếu Chính phủ còn nhỏ, thị trường đang trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển nên nhu cầu đầu tư kỳ hạn dài còn hạn chế. Hệ thống nhà đầu tư trên thị trường chủ yếu là nhà đầu tư tín dụng, nên chưa thu hút được nhiều sự tham gia đa dạng của các nhà đầu tư, tổ chức trong và ngoài nước.

Đánh giá bội chi ngân sách nhà nước, Bộ trưởng cho biết theo tính toán dự kiến đến 31/12/2015, dư nợ công đạt khoảng 61,3% GDP; dự nợ chính phủ bằng 48,9% GDP; dư nợ nước ngoài khoảng 41,5% GDP. Đây là mức trong giới hạn cho phép theo đánh giá của Bộ trưởng.

Trong điều kiện ngân sách Trung ương chịu ảnh hưởng lớn của giá dầu, việc phát hành vốn với kỳ hạn dài gặp nhiều khó khăn. Do đó, để điều hành ngân sách Chính phủ đề xuất cho sử dụng một phần nguồn tiền thoái vốn từ các DNNN, khoảng 10.000 tỷ đồng để bù đắp thu ngân sách Trung ương.

Thứ hai, cho phép phát hành đa dạng hóa các kỳ hạn trái phiếu Chính phủ theo quy định, với nhiều kỳ hạn 2, 3 năm và 5 năm trở lên.

Trong đó, tập trung phát hành trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 5 năm trở lên, đồng thời cho phép phát hành lượng nhất định trái phiếu quốc tế có kỳ hạn dài để cơ cấu lại các khoản vay, nợ công.

An Ngọc

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên