MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

“Chính phủ Việt Nam đừng xem tham gia EITI là chất thêm gánh nặng lên vai mình”

“Nghiên cứu khả thi về việc Việt Nam tham gia sáng kiến minh bạch hóa ngành công nghiệp khai khoáng” đã được công bố sáng 2/5 tại Hà Nội


Báo cáo là kết quả của dự án “Nghiên cứu khả thi về việc Việt Nam tham gia sáng kiến minh bạch hóa ngành công nghiệp khai khoáng”, do công ty tư vấn quốc tế Adam Smith International thực hiện với sự tài trợ của Vương quốc Anh.

Nhóm nghiên cứu báo cáo đề nghị Chính phủ Việt Nam nên ký kết tham gia Sáng kiến minh bạch hóa ngành công nghiệp khai khoáng (EITI), bởi việc chấp thuận EITI sẽ giúp Việt Nam củng cố vững chắc vai trò của mình trong cương vị lãnh đạo các nước khu vực ASEAN và tạo thuận lợi trong cương vị đầu mối liên lạc với EU trong quá trình tiến tới một cộng đồng kinh tế ASEAN theo kế hoạch vào năm 2015.  
Ngoài ra, EITI góp phần giúp cho các đánh giá quốc tế, giảm thiểu rủi ro và làm thuận lợi cho việc tăng chỉ số đánh giá minh bạch/tham nhũng cũng như chỉ số đánh giá của các cơ quan đánh giá tín dụng toàn cầu. 

Một trong những đánh giá của nhóm nghiên cứu, là ngành khai khoáng Việt Nam đang phải chịu đựng tham nhũng hệ thống dưới dạng nhận hối lộ, đặc biệt tại cấp tỉnh. Điều này khiến các công ty quốc tế khó tiếp cận cơ hội kinh doanh tại Việt Nam.

Các báo cáo EITI hàng năm sẽ giúp giảm thiểu tham nhũng trong quá trình cấp phép. Nhóm đối tác đa bên sẽ tạo cơ hội tuyệt vời cho các công ty tiếp xúc với chính phủ trên cơ sở thường xuyên để đảm bảo rằng sẽ không có một chính sách “ngạc nhiên” nào có thể tác động bất lợi đến các kế hoạch và kết quả kinh doanh. 

Do vậy mà sự chấp nhận EITI sẽ là một tín hiệu đối với cộng đồng các nhà đầu tư quốc tế, rằng Việt Nam chính là nơi để tiến hành kinh doanh trong ngành khai khoáng. 

Bản báo cáo nhấn mạnh, Chính phủ Việt Nam không nên nhìn nhận EITI như một sáng kiến bên ngoài chất thêm gánh nặng cho Chính phủ. Trong thực tế, EITI sẽ trợ giúp, đẩy mạnh chương trình cải cách tài chính công và cung cấp các thông tin đầu vào có giá trị để tiếp tục các nỗ lực chống lại tham nhũng hệ thống. 

Một thực tế mà nhóm nghiên cứu chỉ ra, là hiện nay các cơ quan Chính phủ rất khó có thể truy cập thông tin đầu đủ về ngành công nghiệp khai khoáng Việt Nam, những thông tin Chính phủ có được chỉ là các công ty nhà nước như PVN và Vinacomin, mà không thể tiếp cận các thông tin của các công ty tư nhân. 

Tương tự đối với Quốc hội, Ủy ban Ngân sách và Tài chính sẽ có thể được thuận lợi lớn từ các báo cáo EITI là những báo cáo cung cấp các số liệu đối chiếu theo từng dự án về các khoản chi và các hóa đơn của các công ty lớn (báo cáo cho Bộ Công Thương), các hóa đơn của các công ty vừa và nhỏ (thông qua báo cáo gửi cho Sở Công Thương và Sở tài nguyên môi trường các tỉnh). Tham gia EITI, những thông tin có chất lượng tốt hơn, toàn diện hơn về ngành công nghiệp chiến lược và quan trọng sẽ được chia sẻ trong Chính phủ.

Bản báo cáo cũng ghi nhận từ phía cơ quan Thanh tra Chính phủ cho thấy rất khó để thu được các bằng chứng về tham nhũng trong lĩnh vực khoáng sản. Những sự không nhất quán trong các báo cáo EITI sẽ  gần như làm bộc lộ một tập hợp tổn thất kỹ thuật (ví dụ như quan liêu) và những tổn thất phi kỹ thuật (ví dụ như phạm tội bất lương) và giúp cơ quan quản lí cao nhất nhìn thấy rõ ràng mọi thứ diễn ra ở bên dưới, nhờ đó mà việc điều hành quản lí sẽ tốt hơn.

EITI đã được thực hiện từ năm 2002 do Thủ tướng Anh Tony Blair khởi xướng. Hiện có 37 nước với 70 đơn vị hoạt động trong ngành công nghiệp khai khoáng tham gia sáng kiến này. 



Hồng Anh

uyenlt

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên