MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chính quyền đô thị Tp. Hồ Chí Minh: Mở rộng thẩm quyền của Đại biểu HĐND đã đủ chưa?

Mỗi đại biểu chuyên trách có thể giám sát việc chi tiêu 1.000 tỷ đồng/năm đảm bảo đúng mục đích và có lợi cho dân không? 1/3 số lượng đại biểu chuyên trách khó đáp ứng được yêu cầu giám sát thực thi.

Mô hình chính quyền đô thị hướng tới việc lấy lợi ích của dân là chính, bộ máy chính quyền chỉ phục vụ. Do đó, “Hội đồng nhân dân - HĐND ở các đô thị có tính trách nhiệm rất cao trong việc đưa ra quyết sách, giám sát thực thi” – Ts. Trần Du Lịch.

Theo dự thảo Đề án “Thí điểm chính quyền đô thị Tp. Hồ Chí Minh” đối với cấp chính quyền Tp. Hồ Chí Minh – HĐND, mô hình chính quyền đô thị Tp. Hồ Chí Minh sẽ nhấn mạnh hơn đặc điểm HĐND thành phố.

“HĐND thành phố là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, cơ quan đại diện cho cộng đồng dân cư địa phương, hoạt động theo quy định của pháp luật về chính quyền địa phương, có quyền tự chủ theo phân cấp để thực sự là cơ quan có quyền quyết định cao nhất các vấn đề kinh tế, ngân sách, văn hóa – xã hội và đô thị thuộc thẩm quyền của địa phương; đồng thời nâng cao vai trò giám sát đối với các cơ quan hành chính địa phương cùng cấp.”  

Thẩm quyền của đại biểu HĐND thành phố được mở rộng theo hướng thực quyền và có tính chuyên nghiệp cao. Tăng tỷ lệ đại biểu HĐND làm việc trong tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội – nghề nghiệp, doanh nghiệp, ... đại diện cho các tầng lớp nhân dân và đại diện cho các cộng đồng dân cư khác nhau trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh với những nhu cầu và lợi ích khác nhau.

Tăng số lượng đại biểu HĐND tối thiểu là 150 đại biểu – so với hiện nay là 95 đại biểu, trong đó tăng số đại biểu HĐND chuyên trách tối thiểu bằng 1/3 tổng số đại biểu để mỗi quận, huyện có ít nhất một đại biểu chuyên trách.

Đề án ghi rõ “tổ chức HĐND nhằm hướng tới  mục tiêu nâng cao thẩm quyền và hiệu quả hoạt động của H ĐND thành phố phù hợp với đặc điểm đô thị theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X: “phân cấp mạnh, giao quyền chủ động hơn nữa cho chính quyền địa phương, nhất là trong việc quyết định về ngân sách, tài chính, đầu tư, nguồn nhân lực, thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Trung ương”.

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra rằng, với thành phố trên 10 triệu dân, là đô thị đặc biệt, nguồn thu ngân sách nhà nước trên địa bàn hơn 165,4 nghìn tỷ đồng, chiếm gần 30% thu theo dự toán của Quốc hội cả nước, thu ngân sách địa phương hơn 58,8 nghìn tỷ đồng; tổng chi ngân sách địa phương hơn 50.000 tỷ đồng, liệu 50 đại biểu chuyên trách có thể “quán xuyến” được công tác giám sát thực thi hay không?

Một phép tính nhanh về gốc độ tài chính, với mức chi ngân sách toàn thành phố 50.000 tỷ đồng/năm, bình quân mỗi đại biểu chuyên trách sẽ giám sát việc chi tiêu của chính quyền 330 - 1.000 tỷ đồng.

Đây quả là một trọng trách khá nặng nề. Nên chăng với mô hình chính quyền đô thị, Tp. Hồ Chí Minh cần phải tăng số lượng đại biểu HĐND chuyên trách lên 2/3 thay vì 1/3 như đề án nhằm đạt được mục tiêu của mô hình chính quyền đô thị là hướng tới việc lấy lợi ích của dân là chính, bộ máy chính quyền chỉ phục vụ?.

Thái Khiên

quynhnn

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên