MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chuẩn bị gia nhập AEC, VN đã giảm 98% số dòng thuế trong biểu thuế NK xuống mức 0-5%

Việt Nam đã giảm thuế nhập khẩu cho hơn 10 nghìn dòng thuế xuống mức 0-5% theo Hiệp định ATICA, chiếm khoảng 98% số dòng thuế trong biểu thế.

Sáng ngày 28/10, Ban kinh tế TW phối hợp với trường ĐH Kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội tổ chức hội thảo “Hướng tới cộng đồng kinh tế Asean và một số gợi ý chính sách đối với Việt Nam” tại Hà Nội. Tham dự hội thảo, đại diện các cơ quan Chính phủ, Đại diện Ban kinh tế TW và nhiều khách mời đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tiễn và bài học cho Việt Nam.

Phát biểu khai mạc hội thảo, GS.TS Vương Đình Huệ, Ủy viên TW Đảng, Trưởng Ban Kinh tế TW cho biết “Từ nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước VN luôn kiên định thực hiện sự nghiệp đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế. VN đã mở rộng và phát triển quan hệ kinh tế thương mại với các nước cũng như tham gia nhiều tổ chức kinh tế, thương mại khu vực và toàn cầu. Bước phát triển có tính đột phá của quá trình nayuf là VN chính thức gia nhập Asean ngày 25/7/1995 và tham gia khu vực thương mại Tự do Asean (AFTA) từ 01/01/1996”.

Sau hơn 47 năm thành lập, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Asean) đã thể hiện là một tổ chức liên kết khu vực thành công, thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trong khu vực và quốc tế. Trong đó, các nước Asean đã đề ra mục tiêu thành lập cộng đồng kinh tế Asean (AEC) vào năm 2015 và hiện đang triển khai nhiều chương trình hành động nhằm đạt được mục tiêu đó.

Trọng tâm của AEC là phát triển kinh tế khu vực dựa trên sự kết nối mạnh của thị trường các quốc gia thành viên. AEC hướng tới việc đưa Asean trở thành một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất, một khu vực kinh tế có sức cạnh tranh cao, phát triển kinh tế cân bằng, hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu. Nội dung của AEC gồm 5 yếu tố cơ bản: tự do lưu chuyển hàng hóa, tự do lưu chuyển dịch vụ, tự do lưu chuyển đầu tư, tự do lưu chuyển vốn và tự do lưu chuyển lao động có kỹ năng.

Theo GS.TS Vương Đình Huệ, Việt Nam, với tư cách là một thành viên trong Asean, đã rất tích cực, chủ động, đề xuất nhiều sang kiến để thúc đẩy quá trình hình thành Cộng đồng Kinh tế Asean.

Việc tích cực và chủ động tham gia AEC sẽ mang lại những lợi ích to lớn cho VN như tăng trưởng kinh tế nhanh hơn, tạo ra nhiều việc làm, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài mạnh mẽ hơn, phân bổ nguồn lực tốt hợn, tăng cường năng lực sản xuất và tính cạnh tranh. Đồng thời, AEC cũng đặc biệt chú trọng thúc đẩy mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia, tăng cường tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Cho đến nay, Việt Nam đã giảm thuế nhập khẩu cho hơn 10 nghìn dòng thuế xuống mức 0-5% theo Hiệp định thương mại hàng hóa Asean (ATICA), chiếm khoảng 98% số dòng thuế trong biểu thế. VN là một trong 4 thành viên Asean có tỷ lệ hoàn thành tốt nhất các cam kết trong lộ trình tổng thể thực hiện AEC” – GS.TS Vương Đình Huệ cho biết.

Bên cạnh những kết quả đó, GS.TS Vương Đình Huệ cũng thừa nhận, vẫn còn một khoảng cách lớn về trình độ phát triển kinh tế của VN so với các nước trong khu vực. Khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu cũng đặt ra nhiều thách thức đối với Cộng đồng kinh tế Asean nói chung và với Việt Nam nói riêng.

Hơn một năm là thời gian nước rút trong lộ trình hình thành Cộng đồng Kinh tế Asean. Thời gian không còn nhiều. Chính vì vậy, VN cần phải chuẩn bị tâm thế sẵn sang đón bắt cơ hội, vượt qua thách thức cũng như đề ra các công việc cần phải làm để có thể tự tin và tham gia một cách có hiệu quả vào sân chơi khu vực” – GS.TS Vương Đình Huệ khẳng định.


>>>Thách thức mang tên AEC

Nguyệt Quế 

huongtt

Tài chính Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên