MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chuyên gia Ngô Trí Long: Ngành điện đang móc túi người dùng?

Phương pháp tính luỹ tiến theo biểu giá điện mới đang bộc lộ sự “khuất tất” của ngành điện khi người tiêu dùng phải “cắn răng” chi trả thêm tiền điện từ 3 – 5 lần so với trước đây.

  • Việc độc quyền cho SJC làm thương hiệu vàng quốc gia dẫn đến thiếu sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh vàng miếng. Cụ thể, người dân phải bán vàng miếng các thương hiệu vàng khác mà họ đã mua nắm giữ từ bao lâu với giá rẻ hơn vàng SJC, mặc dù chất lượng như nhau
  • “Việc đầu tư tài chính hiện nay càng phải thận trọng hơn bao giờ hết. Nhà đầu tư chưa am hiểu chứng khoán, còn trái phiếu doanh nghiệp chỉ dành cho nhà đầu tư chuyên nghiệp, bất động sản đóng băng; nếu lựa chọn an toàn, nhà đầu tư có thể chọn gửi tiết kiệm ngân hàng

Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, với cách tính luỹ tiến đang làm lợi cho nhà đèn, cần có phương pháp tính khác để đảm bảo hài hoà lợi ích với người tiêu dùng và công khai minh bạch chi phí sử dụng điện.

Thưa ông, trong thời gian qua nhiều hộ gia đình “choáng” khi nhận được hoá đơn tiền điện tăng cao bất thường. Ngành điện thì giải thích rằng chi phí sử dụng điện tăng là do trời nắng nóng, song với mức tăng gấp đôi, gấp ba hay thậm chí là gấp 5 – 6 lần, cách giải thích này liệu có thoả đáng hay không?

Thời gian qua nhiều hộ phản ánh hoá đơn tiêu thụ điện tăng cao, với các mức tăng phổ biến là khoảng từ 2 đến 3 lần. Song có những hộ tiêu thụ điện ở Hà Đông (Hà Nội) chẳng hạn, tôi được biết là hoá đơn tiền điện tăng tới 8 lần. Thông thường, hàng tháng hộ gia đình này chỉ chi tiêu chỉ khoảng 200.000 – 300.000 đồng thôi, nhưng giờ lên tăng 2,7 triệu đồng. Hay bản thân gia đình tôi tiền điện trong tháng vừa rồi cũng tăng gấp đôi.

Bức xúc trước tình trạng này thì nhiều hộ gia đình đã khiếu kiện, song chỉ nhận được lời giải thích chung chung của nhà đèn, là do thời tiết nắng nóng, tiêu dùng nhiều điện nên chi phí tăng cao. Ở đây có sự khuất tất chứ không phải chỉ là bất hợp lý.

Bởi cần thấy rằng khi bắt đầu điều chỉnh giá điện thì cũng là lúc ngành điện đưa ra và chính thức áp dụng bảng tính giá mới, với bậc thang luỹ tiến khác so với biểu giá cũ.

Tôi cho rằng, nguyên nhân quan trọng nhất là do cách tính luỹ tiến mới của ngành điện. Do đó, nếu đưa ra cách giải thích cho rằng tiền điện tăng cao là do thời tiết, khiến nhu cầu sử dụng điện tăng là chưa hợp lý và chưa thuyết phục được mọi người. Phải chăng có sự khuất tất ở đây?

Ông có thể phân tích cụ thể hơn tại sao lại có sự “khuất tất” ở đây, và liệu cách tính giá mới có phải chăng đang làm lợi cho ngành điện?

Ngày 16/3, giá điện được điều chỉnh tăng 7,5% thì Bộ Công Thương cũng ban hành biểu tính giá mới với cách tính luỹ tiến. Với bậc thang mới được điều chỉnh ở biểu giá này, theo cách tính luỹ tiến thì người sử dụng điện càng sử dụng nhiều thì chi phí càng cao, tức giá càng cao.

Song, nếu so sánh giá điện tăng vừa qua là 7,5%, với mức giá bình quân là 1.622 đồng/kWh, song ở biểu tính giá thì mức giá tiêu dùng cao nhất cho hộ sinh hoạt, lên tới 2.587 đồng/kWh.

Như vậy, có sự chênh lệch rất lớn và đây là mức giá quá cao. Có thể thấy, biểu giá mới áp dụng so với biểu giá cũ, thì phần thiệt đang thuộc về người tiêu dùng, tức là tiêu dùng càng nhiều thì lại càng làm lợi cho nhà đèn.

Khi Bộ chủ quản và ngành điện đưa ra biểu giá này cũng không lấy ý kiến của người tiêu dùng, chuyên gia và các bên liên quan. Vậy có phải chăng ngành điện chưa đảm bảo tính công khai, minh bạch khi liên quan đến quyền lợi của người sử dụng?

Tính bất hợp lý của biểu giá điện mới với yếu tố bất lợi cho người tiêu dùng, sự thiếu công khai minh bạch khi công bố biểu giá điện vừa qua, báo chí và các chuyên gia cũng đã phản ánh và phân tích rõ, song ngành điện vẫn không chịu và áp dụng theo biểu tính đã đưa ra.

Với các yếu tố tăng quá cao như vậy, thì có ý kiến cho rằng nhà đèn cần xem xét lại biểu tính luỹ tiến, phẫu thuật lại và đưa ra cách tính toán lại, để xem ngành điện được lợi thế nào, người dùng bị thiệt thế nào.

Là chuyên gia lâu năm về giá cả, thị trường, theo ông phương pháp tính như thế nào là phù hợp và đảm bảo lợi ích giữa ngành điện và người tiêu dùng?

Theo nguyên lý thị trường thì càng sử dụng nhiều một loại hàng hoá, dịch vụ nào đấy thì giá càng rẻ. Song với ngành điện thì đang ngược lại, khi mà người tiêu dùng càng dùng nhiều, chi phí càng cao thì giá càng đắt. Như vậy có phù hợp với kinh tế thị trường hay không? Về nguyên lý thì không phù hợp.

Do đó, cần đảm bảo khung giá, phải kiểm tra lại công tơ, có cơ quan kiểm toán độc lập xem xét, tính toán và xác minh việc tiêu thụ điện năng như vậy có đúng hay không, cách tính như vậy đúng hay không?

Thực tế trong hoàn cảnh hiện nay của ngành điện, việc áp biểu tính luỹ tiến là cần thiết. Cũng bởi nguồn cung điện của ta có hạn, không đáp ứng cầu, nên càng sài nhiều điện mà cung không đáp ứng được thì sẽ gây ảnh hưởng và lãng phí lớn cho xã hội. Khi ngành điện không đáp ứng được nhu cầu thì sẽ dẫn đến mất cân đối cung cầu. Vì vậy, việc áp dụng biểu giá luỹ tiến là cần thiết. Vấn đề là ở mức độ nào cho phù hợp.

Cần chú ý rằng, mức tiêu dùng phổ cập hiện nay là từ 100 kWh – 300 kWh, nên cần tính toán lại biểu luỹ tiến ở trong khung số này sao cho phù hợp với người tiêu dùng, nên giảm bớt giá, chứ để mức giá như hiện nay rất lớn với người tiêu dùng.

Xin cảm ơn ông!

Cẩm An (thực hiện)

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên