MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Có nên tiếp tục phát triển ngành công nghiệp lắp ráp ô tô?

Liệu Việt Nam có nên tiếp tục phát triển ngành công nghiệp ô tô, khi 3 năm nữa thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ các nước ASEAN sẽ là 0%.

Đây là câu hỏi được đặt ra khi các cam kết hội nhập của Việt Nam đang đến gần và cũng xuất phát từ các tuyên bố mới đây của các liên doanh lắp ráp xe trong nước.

Theo tuyên bố của Toyota Việt Nam, họ đang tính đến việc phải chuyển từ lắp ráp xe sang làm đại lý bán xe. Vì với mức thuế 0% sắp tới đối với xe nhập khẩu nguyên chiếc từ các nước ASEAN, họ không thể tiếp tục lắp ráp như hiện nay.

Ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam đã xuất hiện từ năm 1991. Các chính sách về thuế và ưu đãi thuế cho ngành công nghiệp lắp ráp ô tô trong nước cũng đã được hình thành để hạn chế nhập khẩu ô tô và dùng thuế nhập khẩu để làm công cụ bảo hộ sản xuất trong nước. Trong hơn 10 năm sau đó, thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc được quy định ở mức cao, 100% với xe chở người và xe tải dưới 5 tấn.

Từ tháng 1/2007 đến tháng 4/2008, chính sách thuế thay đổi 6 lần và quan trọng, thay vì một chính sách có lợi cho người tiêu dùng thì chính sách đó lại bảo hộ cho doanh nghiệp.

Năm 1998, Quốc hội ban hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, sản xuất ô tô trong nước được giảm từ 60%-100% mức thuế suất trong thời hạn 5 năm đầu. Nếu doanh nghiệp tiếp tục bị lỗ thời gian giảm thuế có thể kéo dài từ 1 đến 5 năm. Trong khi đó, ô tô nhập khẩu bị đánh thuế 155%.

Về thuế suất, trước đây, doanh nghiệp Việt Nam chịu thuế suất 32%, doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài cao nhất là 25% kèm theo một loạt các ưu đãi. Vì vậy, riêng về khoản thuế, doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có hàng chục năm ưu đãi so với doanh nghiệp Việt Nam.

Liên quan tới vấn đề chính sách thuế và những ưu đãi cho ngành ô tô và Việt Nam có nên tiếp tục phát triển ngành công nghiệp lắp ráp ô tô, với sự tham gia của PGS.TS Phạm Bích San sẽ có những bình luận sâu sắc.

 

 

Hồng Cúc

Theo VTV

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên