MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Công nghiệp hỗ trợ: Ươm tạo doanh nghiệp hơn ưu đãi

Ông Trương Thanh Hoài, Phó vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương) trao đổi với phóng viên TBNH về Dự thảo Nghị định phát triển CNHT, dự kiến được ban hành trong năm nay.

Đâu là lý do để cần cho ra đời một Nghị định về CNHT, thưa ông?

Hiện nay, tỷ lệ sử dụng linh kiện trong nước của các nhà lắp ráp tại Việt Nam đã có những cải thiện nhất định, với xe máy đạt 85-90%; ô tô hạn chế hơn chỉ từ 15-40%; các ngành công nghiệp cao cũng chỉ khoảng 10%. Riêng ngành dệt may và da giày tỷ lệ nội địa hóa và sử dụng linh kiện trong nước đạt tỷ lệ tương đối cao, khoảng 40%; ngành sản xuất máy nông nghiệp đạt 40-60%...

Tuy nhiên, tỷ lệ cung ứng nội địa cho các nhà lắp ráp thấp mà các sản phẩm CNHT chính

Ông Trương Thanh Hoài

thường do các DN FDI đảm nhiệm.

Có thể đánh giá rằng, ngành CNHT nội địa Việt Nam còn quá non trẻ và mới chỉ ở bước khởi đầu, còn nhiều yếu kém, cần nỗ lực và phải được Nhà nước hỗ trợ nhiều hơn mới đáp ứng yêu cầu phát triển.

Vậy, có những điểm nhấn đáng chú ý nào tại Dự thảo để khuyến khích các NĐT, DN tham gia vào lĩnh vực này?

Chúng tôi cho rằng, với thực trạng còn nhiều hạn chế của các DN Việt Nam hiện nay, việc ươm tạo và bồi dưỡng các DN đủ khả năng sản xuất quan trọng hơn các ưu đãi họ sẽ được hưởng. Vì thế, thay vì tập trung vào các ưu đãi, Dự thảo Nghị định lần này tập trung vào việc ươm tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ sản xuất của các DN để đáp ứng yêu cầu của các tập đoàn đa quốc gia nhằm từng bước tham gia vào chuỗi sản xuất của họ.

Một số điểm nhấn về chính sách có thể điểm qua như đề xuất chương trình quốc gia phát triển CNHT để tập trung được nguồn lực và thống nhất trong công tác chỉ đạo và điều hành. Chúng tôi thống nhất trưởng ban chỉ đạo chương trình ở cấp có thẩm quyền của Chính phủ. Điểm nhấn khác là phải xây dựng một số trung tâm phát triển CNHT tại các vùng kinh tế trọng điểm để hỗ trợ cho các DN trong quá trình sản xuất.

Vốn tín dụng hiện nay cho CNHT còn có lãi suất cao hơn nếu so sánh với các DN FDI được hưởng mức lãi suất rất thấp từ công ty mẹ, từ trong nước của họ. Vì vậy, chúng tôi đề nghị thành lập một Quỹ đầu tư CNHT. Trong đó, Nhà nước góp vốn mang tính vốn điều lệ, vốn mồi. Bên cạnh đó, kêu gọi các nguồn vốn hợp pháp khác như ODA, các nguồn vốn phi Chính phủ để phát triển CNHT…

Với hiện trạng còn hạn chế về năng lực và trình độ, nhưng yêu cầu đặt ra lại gấp gáp để nâng sức cạnh tranh công nghiệp Việt Nam. Vậy, có nên khoanh vùng sản phẩm để tập trung phát triển CNHT?

Quyết định 879 phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, định hướng 2035 đã xác định được một số sản phẩm chủ lực. Ví dụ, ngành cơ khí trong giai đoạn đến 2025, ưu tiên nhóm ngành máy móc thiết bị phục vụ nông nghiệp, ô tô chuyên dụng, phụ tùng cơ khí và thép chế tạo; đối với điện tử viễn thông là các sản phẩm như thiết bị máy tính, điện thoại và linh kiện, phần mềm dịch vụ công nghệ thông tin và điện tử y tế; còn da giày đến 2025 tập trung vào nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu. Sau 2025 mới tính đến chuyện ưu tiên sản xuất các sản phẩm quần áo thời trang hoàn chỉnh và giày cao cấp, tức là chúng ta làm chủ được chuỗi giá trị của dệt may, da giày.

Xin cảm ơn ông!

>> Công nghiệp hỗ trợ quá yếu, nhiều tập đoàn quốc tế muốn rút khỏi Việt Nam

Theo Minh Tú

thunm

Thời báo ngân hàng

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên