MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đà Nẵng "còn dài" để đến với mô hình chính quyền đô thị

Đà Nẵng được giữ lại đến 90% các khoản thu phân chia giữa trung ương và địa phương, nguồn thu được hưởng 100% chủ yếu đến từ đất là rào cản lớn với Đà Nẵng khi thực hiện mô hình chính quyền đô thị.

Vào trung tuần cuối tháng 8/2013, Thành phố Đà Nẵng đã công bố kết quả điều tra dư luận xã hội về “Kết quả thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” với 500 phiếu khảo sát. Kết quả điều tra thu được cho thấy có đến 84% người dân đồng ý không tổ chức HĐND quận, huyện, phường.

68,8% ý kiến của người dân cho rằng việc thực hiện thí điểm không ảnh hưởng đến việc đảm bảo quyền đại diện và quyền làm chủ của người dân vì đã có các kênh giám sát khác. Có đến 60% ý kiến đánh giá việc công khai, minh bạch các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước, chính quyền các cấp đến nhân dân khi thực hiện thí điểm được “tăng cường hơn”.

Đại đa số ý kiến được hỏi đánh giá khá tích cực về hiệu quả các hoạt động của UBND các cấp khi thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường.

Với kết quả này, ông Văn Hữu Chiến – Chủ tịch UBND Đà Nẵng đề nghị trung ương cho phép Tp. Đà Nẵng không tổ chức Hội đồng nhân dân tại 11 xã của huyện Hòa Vang và tiến tới cho phép Đà Nẵng thí điểm xây dựng mô hình chính quyền đô thị.

Đà Nẵng là một đô thị có diện tích và quy mô dân số vừa phải, tốc độ đô thị hoá cao, số lượng đơn vị hành chính tinh gọn, trình độ cán bộ công chức, mức độ sẵn sàn về ứng dụng CNTT cao... Với các yếu tố thuận lợi đó, “Đà Nẵng đã sẵn sàng tham gia thí điểm xây dựng mô hình chính quyền đô thị” - Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, phó chủ tịch UBND Tp. phát biểu trong cuộc họp với Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng năm 2012. 

Cốt lõi của chính quyền đô thị không chỉ về bộ máy tổ chức chính quyền mà còn là cơ chế tự chủ bao gồm tự chủ tài chính đi kèm. Trong khi đó ngân sách sách Tp. Đà Nẵng vẫn còn bước dài để tiến đến cơ cấu thu bền vững, đảm bảo ổn định tự chủ tài chính, đáp ứng được nhu cầu phát triển của thành phố.

Nguồn thu NS chủ yếu dựa vào đất đai, tỷ lệ % phân chia cho ngân sách địa phương ở là 90% - tức thành phố được giữ lại 90% các khoản thu phân chia ngân sách cấp tỉnh/thành phố được hưởng theo tỷ lệ. Đồng thời trong 2 năm trở lại đây, khi thị trường bất động sản gặp khó khăn, nguồn thu của Đà Nẵng bị ảnh hưởng qua đó đã dẫn đến tình trạng thu không đủ bù chi ở thành phố này.

Tỷ lệ giữ lại đến 90%, khi chuyển sang tự chủ tài chính, nguồn thu của Đà Nẵng không có biến động nhiều nếu như cơ cấu nguồn thu của Đà Nẵng không chuyển dịch nhanh sang hướng bền vững.

Với thực trạng hiện có và điều kiện cơ bản của một chính quyền đô thị là tự chủ tài chính, để thực hiện được thí điểm xây dựng mô hình chính quyền đô thị ở Đà Nẵng, lãnh đạo các cấp và người dân tại thành phố này phải nổ lực rất nhiều trong cải cách kinh tế nhằm hướng đến cải thiện nguồn thu theo hướng bền vững.

Q. Nguyễn

quynhnn

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên