MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

DN dệt Ấn Độ tìm cơ hội hưởng lợi từ TPP tại Việt Nam

Chưa đầy 1 tuần sau khi hoàn tất đàm phán TPP, một đoàn DN dệt Ấn Độ, cường quốc xuất khẩu vải sợi hàng đầu thế giới, đã có mặt ở Việt Nam để tìm kiếm cơ hội đầu tư.

Với quy tắc xuất xứ nghiêm ngặt, hàng dệt may trong Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương TPP chỉ được hưởng thuế suất 0% khi các DN sử dụng sợi và vải từ các nước TPP. Do đó, hàng vải sợi sản xuất tại Việt Nam hay "made in Vietnam" được xem là một trong các ngành hưởng lợi nhiều nhất từ TPP.

Ông Annush Ramaswamy, Chủ tịch Công ty Kadri Mills Coimbatoire cho biết: “Đầu tư vào sợi tốn kém hơn nhiều so với may mặc. Bởi lẽ, đầu tư vào may mặc đơn giản hơn, giống như làm một rạp xiếc lưu động vậy, có thể nay đây mai đó. Nhưng đầu tư vào sợi lại khác, chúng tôi phải tìm được một nền kinh tế ổn định. Và Việt Nam hiện là nền kinh tế ổn định nhất trong khu vực”.

Ấn Độ là cường quốc sản xuất vải, sợi hàng đầu thế giới nhưng không tham gia TPP. Vì thế, nếu Ấn Độ không tìm được các nước trong TPP như Việt Nam để đầu tư sản xuất vải sợi, Ấn Độ sẽ tự loại mình khỏi cuộc cạnh tranh hàng dệt may tại thị trường chiếm 40% GDP toàn cầu của khu vực TPP. Đây là kim chỉ nam cho các DN dệt Ấn Độ khi tìm đến Việt Nam để sản xuất hàng dệt "made in Vietnam".

Ông Annush Ramaswamy cho biết thêm: “Chi phí đất đai không hề rẻ. Tuy nhiên, điều quan trọng là chỉ có ở các nước như Việt Nam chúng tôi mới được hưởng lợi triệt để từ mức thuế suất hấp dẫn 0% khi xuất hàng dệt may sang các nước trong TPP”.

Theo kết quả khảo sát của Công ty Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) từ 1.000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất cả nước năm 2015 thì có tới 91% doanh nghiệp đánh giá tích cực về thay đổi liên quan đến chính sách thuế sau khi Việt Nam ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Điều này cho thấy niềm tin của doanh nghiệp trong cuộc cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài cũng như hi vọng tích cực vào những đổi mới trong chính sách thuế đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

 

Theo Tài Phan, Thúy Lan

VTV

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên