MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Doanh nghiệp dệt may vẫn có dấu hiệu "đói" đơn hàng

Tuy nhiên, sự giảm sút trong xuất khẩu sang các thị trường truyền thống được bù lại bằng việc xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc có xu hướng tăng.

Theo báo cáo từ Bộ Công thương, ngành dệt may đã qua 2 tháng mà các đơn hàng xuất khẩu trong năm vẫn chưa ổn định mà có dấu hiệu giảm, biểu hiện là sản xuất của ngành nguyên liệu vải giảm: vải dệt từ sợi tổng hợp hoặc sợi nhân tạo giảm 8,2% so với cùng kỳ, vải dệt từ sợi bông tuy tăng nhưng không đáng kể.

Điều đó làm sản phẩm quần áo may sẵn cho người lớn phục vụ nhu cầu xuất khẩu chỉ tăng nhẹ 3,8%. Tuy nhiên, sự giảm sút trong xuất khẩu sang các thị trường truyền thống được bù lại bằng việc xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc có xu hướng tăng. 

Khác với những năm trước, tình hình lao động trở lại làm việc sau thời gian nghỉ Tết tại các doanh nghiệp dệt may lớn khá ổn định do các chính sách thu hút người lao động gắn bó với ngành hơn trước. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp nhỏ vẫn không giữ được lao động lâu dài và luôn trong tình trạng thiếu lao động. 

Trong khi đó, ngành da giầy tháng 2 sản xuất chưa ổn định và thiếu tính bền vững do phụ thuộc quá nhiều vào yếu tố nước ngoài (vốn, nguyên vật liệu, công nghệ, thị trường...): hầu hết các doanh nghiệp trong ngành không chủ động được nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất; sản phẩm xuất khẩu phần lớn đều thông qua đối tác thứ 3 vì hoạt động kinh doanh trực tiếp còn rất hạn chế. 

Mặt khác, sự thiếu hụt lực lượng lao động do thu nhập thấp và giờ giấc làm việc lại không ổn định cũng là những thách thức đối với ngành (số lao động của các doanh nghiệp da giày khu vực phía Nam sau Tết Nguyên đán thiếu khoảng 15% - 20%). 

Chính vì những nguyên nhân trên nên sản lượng sản xuất sản phẩm giầy dép, ủng giả da 2 tháng đầu năm ước đạt 8,7 triệu đôi, tăng 11,6%; sản phẩm giầy thể thao ước đạt 45,6 triệu đôi, giảm 5,4% so với cùng kỳ.

Phương Dung

dungdp

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên