Sự quan tâm của nhà đầu tư phương Tây đối với Myanmar
cho đến nay chưa nhiều hơn những chuyến viếng thăm và tuyên bố mơ hồ.
Thế nhưng đối với nhà đầu tư Việt Nam, mọi chuyện khác hẳn. Trước khi
Myanmar tiến hành thực hiện
chương trình cải tổ chính trị và kinh tế vào năm 2011, doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn rất
nhiều dè dặt. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện đang tiếp tục với các kế
hoạch đầu tư.
Nhân chuyến thăm của Tổng thống Myanmar đến Việt Nam, trong
buổi họp nhà đầu tư song phương tại Hà Nội trong ngày thứ Tư, chủ tịch hiệp hội
nhà đầu tư Việt Nam tại Myanmar thông báo dự án đầu tư khoảng 100 triệu USD vào lĩnh vực nông nghiệp của Myanmar và ông hy vọng sẽ còn thêm nhiều bước
tiến mới được thực hiện trên nhiều lĩnh vực khác, bao gồm cả lĩnh vực viễn thông
di động gần như chưa được khai phá.
Ông Trần Bắc Hà, chủ tịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam (BIDV), một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam, kêu gọi nhà
đầu tư Việt Nam quan tâm nhiều hơn đến Myanmar – mảnh đất vàng cuối cùng còn
lại ở Đông Nam Á.
Ông cho biết Công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang (An
Giang Plant Protection) và VinaCapital, một tổ chức quản lý quỹ, đã ký kết thỏa
thuận với tập đoàn Eden, để phát triển nhà máy chế biến nông nghiệp trị giá 100
triệu USD.
Ông Trần Bắc Hà, chủ tịch của ngân hàng đã mở văn phòng đại
diện tại đường Pyay Road tại Yangon, thành phố lớn nhất của Myanmar vào năm
2011, còn cho biết thêm hai tập đoàn viễn thông lớn của Việt Nam bao gồm VNPT
và Viettel đang hy vọng có được giấy phép để xây dựng hệ thống điện thoại di
động tại Myanmar, đất nước hiện vẫn phải chấp nhận hệ thống viễn thông kém.
Và Hoàng Anh Gia Lai, công ty bất động sản lớn của Việt Nam, mới đây công bố đầu tư xây dựng khu tổ hợp
mua sắm, văn phòng và nhà ở trị giá 300 triệu USD tại Yangon.
Nhìn chung, Việt Nam muốn tăng đầu tư trực tiếp vào Myanmar
từ 500 triệu USD lên 2 tỷ USD và nâng kim ngạch thương mại 2 chiều từ 167 triệu
USD vào năm 2011 lên 500 triệu USD vào năm 2015.
Ngọc Diệp