MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Gánh nặng hàng tồn kho

Không chỉ đường, mà các ngành sản xuất thực phẩm, công nghiệp cũng đang đối mặt với tình trạng hang tồn kho lớn.

Khách hàng lớn nhất của các nhà sản xuất đường là ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. Vì vậy, tình trạng các công ty đường tồn kho khối lượng lớn sản phẩm cho thấy bức tranh ảm đạm của một trong những ngành chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu công nghiệp của Việt Nam.

Trong báo cáo tháng 5-2011 của Tổng cục Thống kê, sản xuất đường mía là ngành đứng đầu về tốc độ gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp trong năm tháng đầu năm nay, với mức tăng tới 44,9% so với cùng kỳ năm 2010.

Thế nhưng, đây cũng đang là ngành có lượng hàng tồn kho rất lớn, lên đến 525.000 tấn. Đường là ngành sản xuất mang tính thời vụ. Việc tồn kho vào thời điểm mía kết thúc vụ thu hoạch năm nay sẽ là chuyện bình thường, nếu như sức tiêu thụ đường của thị trường không chậm một cách bất thường, khiến cho mức tồn kho hiện nay tăng tới 142.000 tấn so với cùng kỳ năm ngoái.

Khách hàng lớn nhất của các nhà sản xuất đường là ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. Vì vậy, tình trạng các công ty đường tồn kho khối lượng lớn sản phẩm cho thấy bức tranh ảm đạm của một trong những ngành chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu công nghiệp của Việt Nam.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, lượng sản phẩm tồn kho trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm tính đến đầu tháng 5-2011 đã tăng mạnh. Trong đó, mức tồn kho của ngành sản xuất nước trái cây tăng 135,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản phẩm cà phê sữa hòa tan, bột nêm và bột gia vị tăng trên dưới 100%. Nhiều sản phẩm khác như nước giải khát có ga, sữa đặc có đường và sữa tươi tiệt trùng, thức ăn gia súc cũng có mức tồn kho từ xấp xỉ 17% đến gần 40%.

Không riêng gì ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, tồn kho đang trở thành gánh nặng và là nỗi ám ảnh của ngành công nghiệp Việt Nam nói chung. Kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê cho thấy trong số 136 sản phẩm và nhóm sản phẩm công nghiệp, hơn hai phần ba số sản phẩm có mức tồn kho tăng so với cùng thời điểm này năm ngoái. Đáng ngại hơn là mức tồn kho đang có chiều hướng gia tăng, bất kể nhiều doanh nghiệp đã chủ động cắt giảm sản xuất, để hạn chế thiệt hại do đọng vốn vào hàng tồn kho.

Ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, cho biết mỗi tấn thép tồn kho, nhà sản xuất sẽ thiệt hại ít nhất 300.000 đồng mỗi tháng cho tiền lãi vay ngân hàng. Chính vì vậy, nhiều công ty đã giảm sản lượng, có những doanh nghiệp hiện chỉ còn hoạt động với 40% công suất thiết kế. Thế nhưng, lượng thép xây dựng tồn kho vẫn tăng. Hiệp hội Thép Việt Nam dự báo, số thép tồn kho đến đầu tháng 6-2011 có thể xấp xỉ 400.000 tấn.

Lạm phát cao, chính sách thắt chặt tín dụng, chủ trương cắt giảm đầu tư công để chống lạm phát được các nhà doanh nghiệp cho là những nguyên nhân chính làm giảm sức mua, dẫn đến tỷ lệ tồn kho tăng. Sản xuất vật liệu xây dựng là một trong những ngành chịu tác động nặng nề nhất, khi mà hầu như tất cả các sản phẩm trong ngành hàng này đều có mức tồn kho tăng mạnh.

Trong đó, những sản phẩm chính như xi măng, thép xây dựng, gạch ốp lát granit nhân tạo, sơn, kết cấu thép, ống nhựa, dây và cáp điện đều có lượng tồn kho tăng từ trên 20% đến gần 150%. Cá biệt, sản phẩm cáp điện đồng trục có vỏ bọc tăng tới 386%!

Bên cạnh đó, tình trạng giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng cao do lạm phát, cũng khiến cho người tiêu dùng phải thắt chặt chi tiêu và điều này ảnh hưởng không ít tới sức tiêu thụ sản phẩm của nhiều ngành công nghiệp.

Nhìn vào số liệu của Tổng cục Thống kê, chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy người dân đang có xu hướng tiết giảm chi tiêu đối với những nhóm sản phẩm ít thiết yếu cho đời sống, nhất là những mặt hàng có giá trị cao, để tập trung cho các nhóm hàng thiết yếu. Cụ thể, những sản phẩm như máy giặt, tủ lạnh, máy điều hòa nhiệt độ, giường, tủ, bàn ghế, kem dưỡng da, sữa tắm, xe gắn máy có dung tích xylanh trên 125 phân khối, giày dép, quần áo... đều có mức tồn kho rất cao. Ngược lại, nhóm hàng thuốc chữa bệnh, sữa bột, gạo, bột dinh dưỡng... chẳng những mức tồn kho không tăng, mà còn giảm đáng kể.

Những tháng đầu năm nay, dù giá trị sản xuất của ngành công nghiệp vẫn còn tăng tới 14,2% so với cùng kỳ năm 2010, nhưng số liệu này đã không còn mấy ý nghĩa khi mà các nhà sản xuất đang vất vả tìm cách tiêu thụ hết số hàng hóa đã sản xuất. Trong bối cảnh sức mua thị trường đang rất yếu, lãi vay ngân hàng lại cao ngất ngưởng như hiện nay, thì tình trạng tồn kho với khối lượng lớn đang trở thành gánh nặng đối với doanh nghiệp nói riêng và ngành công nghiệp nói chung.

Nếu tình trạng này còn kéo dài, e rằng sẽ có không ít doanh nghiệp bị đẩy đến bờ vực phá sản.n Trong bối cảnh sức mua thị trường đang rất yếu, lãi vay ngân hàng lại cao ngất ngưởng như hiện nay, thì tình trạng tồn kho với khối lượng lớn đang trở thành gánh nặng đối với doanh nghiệp nói riêng và ngành công nghiệp nói chung. Nếu tình trạng này còn kéo dài, e rằng sẽ có không ít doanh nghiệp bị đẩy đến bờ vực phá sản.

Theo Tấn Đức

TBKTSG

duclm

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên