MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giai đoạn 2014-2015: Cổ phần hóa và thoái vốn của DNNN khó có thể hoàn thành

Nhận định này được Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Văn Giàu nêu trong báo cáo thẩm tra báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 của phiên họp sáng ngày 11/5 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Theo thống kê Báo cáo thẩm tra của Quốc hội, tính đến ngày 24/3/2015, toàn bộ 289 DNNN trong kế hoạch cần hoàn thành cổ phần hóa năm 2015 đều đã thành lập Ban chỉ đạo, trong đó 29 doanh nghiệp đã cổ phần hóa.

Ngoài ra, đã bán 1 doanh nghiệp, giải thể 1 doanh nghiệp, về thoái vốn, đã thoái được 4.937 tỷ đồng, thu về 6.987 tỷ đồng, cao hơn giá trị ghi trên sổ sách 42%.

Về thoái vốn, tính đến ngày 24/3/2015, đã thoái được 4.937 tỷ đồng, thu về 6.987 tỷ đồng, bằng 1,42 lần giá trị sổ sách;

Trong đó, lĩnh vực bất động sản thoái vốn 2.690 tỷ đồng, thu về 3.177 tỷ đồng; lĩnh vực bảo hiểm, tài chính là 613 tỷ đồng, thu về 622 tỷ đồng; bán phần vốn nhà nước không cần nắm giữ lại các doanh nghiệp khác là 1.634 tỷ đồng, thu về 3.187 tỷ đồng.

Trong năm nay, phải cổ phần hóa 289 DNNN và trong giai đoạn 2011-2015 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ sẽ phải hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa 432 DNNN. Đồng thời, tiếp tục thực hiện thoái vốn đầu tư ngoài ngành chặt chẽ, có hiệu quả.

“Tuy nhiên, cổ phần hóa DNNN, thoái vốn nhà nước còn chậm nên khó có thể hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa giai đoạn 2014 – 2015” – Ông Giàu nói.

Do đó, cơ quan này đề nghị cần phải hoàn thiện hệ thống chính sách nhằm xác định đúng giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa, nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát DNNN; đẩy mạnh thoái vốn khỏi những ngành, lĩnh vực mà nhà nước không cần nắm giữ, giảm tỷ lệ vốn nhà nước trong các doanh nghiệp mà nhà nước không cần giữ chi phối, cổ phần hóa DNNN cần bám sát nguyên tắc thị trường và định hướng thị trường. Nghiên cứu, xem xét đế trình Quốc hội ban hành Luật hoặc Nghị quyết riêng về cổ phần hóa DNNN đế bảo đảm hiệu quả của quá trình cổ phần hóa, tăng cường giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Rà soát lại chính sách, văn bản pháp luật cũng như trong chỉ đạo điều hành về việc kiên trì các nguyên tắc thị trường trong quản lý kinh tế, tiệm cận với chuẩn mực và thông lệ quốc tế, nhằm thiết lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, hình thành giá thị trường đối với mặt hàng xăng dầu, giá phí vận tải, nguyên tắc định giá khi cổ phần hóa DNNN... Đồng thời, phải xây dựng được phương án ứng phó khi giá các mặt hàng như giá lương thực, giá dầu và giá các mặt hàng đầu vào của sản xuất tăng cao trở lại.

Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, khuyến khích các mối liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp FDI, giữa doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ và vừa; cải cách toàn diện nền hành chính công, trong đó có việc cải cách thủ tục hành chính, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước cần thay đổi một cách căn bản để phù họp vói yêu cầu quản lý kinh tế trong thòi kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng.

Để cao trách nhiệm người đứng đầu nhằm tạo chuyển biến một cách căn bản, rõ nét hơn trong quá trình thực thi công vụ. Đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng; công khai, minh bạch quy trình, thủ tục hành chính và có chế tài xử lý để giảm chi phí không chính thức.

“Chỉ đạo quyết liệt hơn nữa đế thực hiện hoàn các đề án tái cơ cấu các tập đoàn kinh tế, các tống công ty và doanh nghiệp nhà nước đã được các cấp có thẩm quyên phê duyệt Báo cáo Thẩm tra của Ủy ban Thường vụ Quốc hội”.

Khánh Nhi

Hạnh Lệ

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên