MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giám đốc Quốc gia WB Việt Nam: Khuyến khích hợp tác với tư nhân đầu tư các dự án

WB cam kết hỗ trợ Việt Nam thực hiện các phân tích, tham vấn quá trình xây dựng chính sách, cải cách, phát triển hạ tầng để tạo ra môi trường thu hút đầu tư tốt.

Sáng nay (06/09/2010), Hội nghị Đầu tư và Phát triển Đồng Bằng sông Cửu Long đã diễn ra tại Cần Thơ. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có bài diễn văn về tình hình kinh tế xã hội của Vùng.

Tập trung đào tạo nhân lực – Giải quyết vấn đề thiếu hụt kỹ năng


Theo Thủ tướng, tình hình kinh tế - xã hội của vùng Đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế to lớn của Vùng;

Kinh tế phát triển chủ yếu theo chiều rộng, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đưa­ tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất còn chậm; Chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp còn thấp;

Thu hút đầu t­ư trực tiếp của nư­ớc ngoài còn hạn chế, thấp xa so với các vùng khác. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, chất lư­ợng nguồn nhân lực ch­ưa đáp ứng đ­ược yêu cầu phát triển.

Bà Victoria Kwakwa - Giám đốc Quốc gia, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhận xét: Nếu nhìn vào toàn vùng ĐBSCL, số lượng trường học không lớn, quy mô bé, đồng thời không có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan bộ ngành trong chương trình đào tạo, hạ tầng cơ sở chưa tốt, trong bối cách môi trường có dấu hiệu đi xuống.  

Do đó, tập trung phát triển nhân lực, đầu tư vào hạ tầng giáo dục, giải quyết vấn đề thiếu hút kỹ năng, cung cấp lao động cho thị trường để đảm bảo tạo ra mội trường đầu tư tốt.

Bà Kwakwa cho rằng: “Nhiệm vụ của chúng ta cần phải làm là nâng cao năng lực về đào tạo, ứng dụng khoa học công nghệ”.

Chất xúc tác thu hút đầu tư vào ĐBSCL

Thách thức của ĐBSCL bên cạnh nguồn nhân lực là cơ sở hạ tầng, các thủ tục hành chính, và vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu.

Bà Kwakwa cho biết: “WB ghi nhận cách tiếp cận theo kinh tế vùng để đưa Việt Nam trở thành một nước vượt ra khỏi việc sản xuất hàng hóa giá rẻ khối lượng lớn cho thị trường thế giới thay vào đó là hàng hóa chất lượng, có giá trị”.

ĐBSCL nên trung đầu tư mạnh hơn để giảm chi phí vận tải, logistic, giúp cho các sản phẩm hàng hóa của chúng ta trở nên hấp dẫn hơn.

Theo WB, về dài hạn Việt Nam có nhiều tiềm năng có thể khai thác để tạo ra hiệu quả cao hơn của  khu vực tư nhân cả trong nước và ngoài nước.

WB cam kết hỗ trợ Việt Nam thực hiện các phân tích, tham vấn quá trình xây dựng chính sách, cải cách, phát triển hạ tầng để tạo ra môi trường thu hút đầu tư tốt.

WB tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong quá trình cải cách hành chính, ứng phó bệnh dịch, tập trung phát triển hạ tầng về đường bộ lớn, ứng phó biến đổi khí hậu, xem xét cách thức Việt Nam đầu tư vào ngành nuôi trồng thủy hải sản bền vững; phát triển chiến lước đào tạo;

WB cam kết ủng hộ mạnh mẻ sự phát triển tư nhân của Việt Nam đặc biệt là ĐBSCL, mang đến động lực cho ĐBSCL bước sang một giai đoạn mới phát triển cao hơn, cùng với Việt Nam bước sang giai đoạn mới.

“Chúng tôi khuyến khích khu vực tư nhân phối hợp với WB để  đưa ra những dự án đầu tư đáp ứng được nhu cầu phát triển của ĐBSCL” Bà Kwakwa  nhấn mạnh. WB hi vọng, phần đầu tư của WB tại ĐBSCL sẽ tạo ra phần chất xúc tác để thu hút nhiều hơn nữa đầu tư vào khu vực.

Q. Nguyễn

quynhnn

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên