MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hà Nội cần 10.000 tỉ đồng/năm sau năm 2020 để xây 1.000 siêu thị

Chiều 23-9, Phó giám đốc Sở Công thương Hà Nội khẳng định tương lai trên địa bàn Thủ đô sẽ có khoảng 999 siêu thị, 64 trung tâm thương mại với mức đầu tư từ nay tới năm 2020 là 6.000 tỉ đồng/năm và 10.000 tỉ đồng/năm sau năm 2020.

Tại cuộc họp giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội chiều 23-9, bà Trần Thị Phương Lan, Phó giám đốc Sở Công thương Hà Nội, khẳng định theo quy hoạch phát triển đến năm 2020, định hướng đến 2030 trên địa bàn Thủ đô sẽ có khoảng 999 siêu thị, 64 trung tâm thương mại

Theo bà Trần Thị Phương Lan, đến hết năm 2012, trên địa bàn TP Hà Nội có khoảng 110 siêu thị, 20 trung tâm thương mại tập trung chủ yếu tại các quận nội thành. Sự phát triển nhanh về kinh tế dẫn tới mức sống của người dân được nâng lên, và vì thế nhu cầu mua sắm trở thành thói quen của người dân thủ đô.

Dự kiến đến năm 2020, quy mô dân số Thủ đô Hà Nội sẽ là 9,4 triệu người, thu nhập bình quân khoảng 7.500 USD/người nên tổng mức bán lẻ sẽ đạt khoảng 45,6 tỉ USD… Trên cơ sở đó, bà Lan cho biết quy hoạch phát triển đến năm 2020, định hướng đến 2030 trên địa bàn Thủ đô sẽ có khoảng 999 siêu thị, 64 trung tâm thương mại.

Trong đó sẽ có mô hình chợ kết hợp trung tâm thương mại nhằm huy động nguồn vốn trong doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia đầu tư.

Tuy nhiên, theo bà Lan, chủ trương này đang gặp nhiều khó khăn vì đầu tư vào lĩnh vực này phải bỏ ra “một cục” nhưng lại thu “từng đồng”. Hiện nay một số chợ trên địa bàn đã được triển khai nhưng khi đưa vào thực hiện quả chưa cao. “Khi thấy hiệu quả không cao, sở đã kiểm tra đánh giá và có báo cáo chi tiết với UBND TP Hà Nội về hiệu quả mô hình này. Trên cơ sở đó, sở đã kiến nghị dừng triển khai mô hình chợ kết hợp trung tâm thương mại” - bà Lan nói.

Trả lời câu hỏi về số tiền đầu tư để xây dựng trên 1.000 siêu thị, trung tâm thương mại sẽ lấy ở đâu, bà Lan cho biết trong quy hoạch chung vấn đề tài chính phải phân định rõ và được chia ra từng giai đoạn: Giai đoạn từ nay đến năm 2020 thì trung bình mỗi năm cần khoảng 6.000 tỉ đồng; sau năm 2020 cần khoảng 10.000 tỉ đồng đầu tư vào lĩnh vực này. “Trong đó phần lớn số tiền từ kêu gọi các kênh đầu tư chứ không phải từ ngân sách nhà nước toàn bộ” - bà Lan giải thích.

Bên cạnh đó, bà Lan cho biết sẽ không xây dựng siêu thị, trung tâm thương mại sử dụng quỹ đất mới hoàn toàn mà với tốc độ đô thị hóa cao như hiện nay thì các khu đô thị mới sẽ ra đời nhiều, ở khu vực khu chân đế tại các tòa nhà đó sẽ được dùng để phát triển siêu thị.

Trước việc nhà đầu tư Thái Lan mua lại siêu thị Metro khiến dư luận băn khoăn về việc hàng hóa Thái Lan sẽ đánh bật hàng Việt Nam, thống lĩnh hệ thống siêu thị, bà Lan cho rằng điều này không đáng lo ngại. “Nếu chúng ta có định hướng phát triển tốt, gắn với chủ trương thực hiện người Việt ưu tiên dùng hàng Việt thì hàng nội địa chắc chắn sẽ có chỗ đứng trên thị trường nội địa” - bà Lan nói.

>>>1000 siêu thị ở Hà Nội có đủ “cứu” được thị trường bán lẻ?

Theo Thế Kha

cucpth

Người lao động

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên