MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hàn Quốc, Nhật Bản “mạnh tay” rót vốn vào Việt Nam

Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hàn Quốc hiện đang là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam với 4.240 dự án cấp mới. Nhật Bản cũng đang có 2.556 dự án còn hiệu lực tại Việt Nam.

Tóm tắt:

- Tính riêng trong 2 tháng đầu năm 2015, Hàn Quốc đã đầu tư tại Việt Nam 50 dự án cấp mới và 19 dự án tăng vốn với tổng vốn đầu tư là 222,11 triệu USD.

- Trong khi đó, Nhật Bản đã đầu tư tại Việt Nam với 25 dự án cấp mới và 17 dự án tăng vốn với tổng vốn đầu tư là 169,83 triệu USD trong 2 tháng đầu năm 2015.

- Lũy kế đến nay, Hàn Quốc hiện đang là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam với 4.240 dự án cấp mới, Nhật Bản cũng đang có 2.556 dự án còn hiệu lực tại Việt Nam.


Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, hiện nay Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam với 4.240 dự án cấp mới và tổng vốn đầu tư đăng ký là 37,84 tỷ USD.

Tính riêng trong 2 tháng đầu năm 2015, Hàn Quốc đã đầu tư tại Việt Nam 50 dự án cấp mới và 19 dự án tăng vốn với tổng vốn đầu tư là 222,11 triệu USD; là nhà đầu tư thứ 2 sau BritishVirginIslands trong 2 tháng đầu năm 2015.

Thống kê chi tiết cho thấy, Hàn Quốc đã đầu tư vào 51/63 tỉnh thành phố trên cả nước. Trong đó, Hà Nội thu hút nhiều vốn đầu tư từ Hàn Quốc nhất với 885 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 5,3 tỷ USD, chiếm 14% tổng vốn đầu tư. Đđứng thứ hai là Thái Nguyên với 43 dự án với tổng vốn đầu tư là 4,72 tỷ USD, chiếm 12,5% tổng vốn đầu tư. Đồng Nai đứng thứ 3 với tổng số đầu tư là 4,56 tỷ USD (chiếm 12,1% tổng vốn đầu tư)…

Các dự án của Hàn Quốc được triển khai trên 18/21 ngành, lĩnh vực; trong đó dẫn đầu là lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo với 2.566 dự án với tổng số vốn đăng ký ngành này là 24,03 tỷ USD (chiếm 64,5% tổng vốn đầu tư). Đứng thứ 2 là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 82 dự án tổng số vốn là 6,99 tỷ USD (chiếm 18,5% tổng vốn đầu tư). Lĩnh vực xây dựng đứng thứ 3 với 579 dự án, tổng số vốn đầu tư là 2,4 tỷ USD (chiếm 6,4% tổng vốn đầu tư)…

Cơ cấu vốn đầu tư của DN Hàn Quốc tại Việt Nam phân theo lĩnh vực (Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài).
Cơ cấu vốn đầu tư của DN Hàn Quốc tại Việt Nam phân theo lĩnh vực (Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài).

Cũng theo Cục Đầu tư nước ngoài, lũy kế đến hết tháng 2/2015, Nhật Bản là một trong 3 nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam với 2.556 dự án còn hiệu lực và tổng số vốn đầu tư là 37,37 tỷ USD.

Tính riêng trong 2 tháng đầu năm 2015 Nhật Bản đã đầu tư tại Việt Nam với 25 dự án cấp mới và 17 dự án tăng vốn với tổng vốn đầu tư là 169,83 triệu USD, là nhà đầu tư thứ 3 sau BritishVirginIslands và Hàn Quốc trong 2 tháng  năm 2015.

Lũy kế đến nay, lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo được các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư nhiều nhất với 1.316 dự án và tổng số vốn đăng ký là 31,11 tỷ USD (chiếm 83,3% tổng vốn đầu tư). Đứng thứ 2 là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với tổng số vốn là 1,66 tỷ USD (chiếm 4,5% tổng vốn đầu tư). Lĩnh vực xây dựng ở vị trí thứ 3 với tổng số vốn đầu tư là 1,17 tỷ USD (chiếm 3,1% tổng vốn đầu tư).

Cơ cấu vốn đầu tư của DN Nhật Bản tại Việt Nam phân theo lĩnh vực (Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài).
Cơ cấu vốn đầu tư của DN Nhật Bản tại Việt Nam phân theo lĩnh vực (Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài).

Nhật Bản đã đầu tư vào 49/63 tỉnh thành phố trong cả nước. Trong đó Thanh Hóa thu hút nhiều vốn đầu tư từ Nhật Bản nhất với tổng vốn đăng ký là 9,68 tỷ USD (chiếm 26% tổng vốn đầu tư). Đứng thứ hai là Hà Nội với 636 dự án, với với tổng vốn đầu tư  là 4,08 tỷ USD (chiếm 10,9% tổng vốn đầu tư). Bình Dương đứng  thứ 3 với tổng số vốn là 3,85 tỷ USD (chiếm 10,3% tổng vốn đầu tư).

Một số dự án lớn của Nhật Bản tại Việt Nam:

- Dự  Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn, dự  án đầu tư tại KKT Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa với tổng vốn đầu tư đăng ký 9 tỷ USD;

- Dự án Công ty TNHH Sản xuất lốp xe Bridgestone VN, dự  án này đầu tư tại KCN Hải Phòng, tỉnh Hải Phòng với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,22 tỷ USD;

- Dự án Công ty TNHH Becamex Tokyu (DA khu đô thị Tokyu Bình Dương), dự án được đầu tư tại tỉnh Bình Dương với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,2 tỷ USD;

 

Nguyệt Quế

Trịnh Hường

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên