MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hàng dệt may: “Điểm sáng” về xuất khẩu của Việt Nam năm 2014

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, giá trị xuất khẩu hàng dệt may năm 2014 đạt 20,95 tỷ USD; tăng 16,8% so với năm trước. Đây là tốc độ tăng trưởng đáng ngưỡng mộ đối với mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn thứ 2 cả nước.

Kim ngạch xuất khẩu năm 2014 đạt gần 21 tỷ USD

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của cả nước năm 2014 đạt 150,186 tỷ USD; tăng 13,7% so với năm trước. Trong đó, Việt Nam có đến hơn 20 nhóm hàng xuất khẩu chính đạt giá trị trên 1 tỷ USD.

Số liệu thống kê chi tiết cho thấy, giá trị xuất khẩu hàng dệt may năm 2014 đạt 20,95 tỷ USD; tăng 16,8% so với năm trước. Đây là tốc độ tăng trưởng đáng ngưỡng mộ đối với mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn thứ 2 cả nước.

Đặc biệt, trong  tất cả các tháng năm 2014, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đều đạt giá trị trên 1 tỷ USD.

Giá trị xuất khẩu hàng dệt may theo tháng đều đạt trên 1 tỷ USD (Nguồn: Tổng cục Hải quan).

Dệt may đón đầu cơ hội từ các FTA “thế hệ mới”

Theo ông Lê Triệu Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương), trong năm 2014, Việt Nam đã kết thúc đàm phán hiệp định FTA với Liên minh hải quan (Nga-Belarus-Kazakhstan) và hiệp định FTA với Hàn Quốc. Việc kết thúc đàm phán 2 hiệp định này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường lớn như Nga, Hàn Quốc.

Ông Dũng cho biết, các hiệp định như TPP, FTA, RCEP … đều là các FTA “thế hệ mới”, góp phần vào quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mới mô hình tăng trưởng; cải thiện môi trường kinh doanh, thuận lợi hóa thương mại, tạo đầu vào chất lượng cao cho nền kinh tế.

Các hiệp định này sẽ giúp Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, góp phần thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường chủ chốt như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc …; đặc biệt đối với mặt hàng xuất khẩu chủ lực như dệt may. Dự kiến khi các hiệp định này được ký kết sẽ mở ra cơ hội cho hàng dệt may xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn hưởng thuế 0%...

Bên cạnh đó, các hiệp định này sẽ góp phần tăng thêm việc làm cho nền kinh tế. Ông Dũng đơn cử, theo nghiên cứu của Bộ lao động, cứ 1 tỷ USD hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sẽ tạo thêm khoảng 250.000 việc làm.

Mục tiêu xuất khẩu từ 28-28,5 tỷ USD năm 2015

Trước đó, ông Lê Tiến Trường – Phó Chủ tịch Hiệp hội, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam cho biết, năm 2014 ngành dệt may xuất khẩu trên 24 tỷ USD; tăng xấp xỉ 19% so với năm 2013. Trong đó, riêng mặt hàng may mặc đạt khoảng 21 tỷ USD; tăng  17% so với cùng kỳ; còn lại là giá trị xuất khẩu xơ sợi dệt đạt trên 3 tỷ USD.

Đồng thời, ông Trường cũng cho biết, dự kiến năm 2015, ngành dệt may có kế hoạch xuất khẩu từ 28-28,5 tỷ USD. Trong đó, các thị trường xuất khẩu hàng dệt may chính của Việt Nam bao gồm Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc …

Dệt may sắp đuổi kịp điện thoại về giá trị xuất khẩu?

Nguyệt Quế

Trịnh Hường

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên