MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hiệp định VKFTA: Mặt hàng nào sẽ rộng cửa vào Hàn Quốc?

Hàn Quốc dành ưu đãi cắt, giảm thuế quan, tạo cơ hội xuất khẩu mới quan trọng đối với các nhóm hàng nông, thủy sản chủ lực của Việt Nam như tôm, cua, cá, hoa quả nhiệt đới và các mặt hàng công nghiệp như dệt may, đồ gỗ, sản phẩm cơ khí…

Đặc biệt, Hàn Quốc là đối tác FTA đầu tiên được Hàn Quốc mở cửa thị trường đối với những sản phẩm hết sức nhạy cảm trong nước như tỏi, gừng, mật ong, khoai lang… vốn có thuế suất rất cao từ 241 – 420% do đây là những mặt hàng đặc biệt nhạy cảm với nước này.

Trong đó, đánh lưu ý là mặt hàng tôm, Hàn Quốc miễn thuế suất cho Việt Nam với lượng hạn ngạch 10.000 tấn/năm và tăng dần trong 5 năm đến mức 15.000 tấn/năm miễn thuế. Trong khi hiện nay Việt Nam chỉ tận dụng được 2.500 tấn/năm miễn thuế trong tổng số 5.000 tấn/năm dành cho 10 nước ASEAN. Với những ưu đãi thuế quan và hạn ngạch tăng lên, các chuyên gia cho rằng các doanh nghiệp xuất khẩu tôm hoàn toàn có thể tận dụng được lợi thế cắt giảm thuế quan và hạn ngạch ngay lập tức.

Có tới 502 mặt hàng, có trị giá xuất khẩu là 324 triệu USD sẽ được ưu đãi thuế quan và hạn ngạch. Trong đó, ngoài nhóm tôm kể trên thì còn các nhóm khác như dệt may với 24 dòng có kim ngạch 60 triệu USD; nhóm sản phẩm gỗ 64 mặt hàng; nhóm hoa quả nhiệt đới tươi, đóng hộp 18 dòng; thuuyr sản đông lạnh, đóng hộp có 86 dòng; nhóm tỏi, gừng khô, đông lạnh có 7 dòng; nhóm rau quả và nông sản là 50 dòng; mật ong và các nhóm hàng hóa khác như cà phê, hóa chất, thực phẩm chế biến…

Tuy vậy, theo ông Phạm Khắc Tuyên, Trưởng phòng Đông Bắc Á, Vụ thị trường châu Á – Thái Bình Dương (Bộ Công Thương) cho biết mặc dù thuế quan giảm song Hàn Quốc lại có những quy định phức tạp về kiểm dịch đối với mặt hàng nông sản, thực phẩm như: các yêu cầu về môi trường, kiểm tra chứng nhận và các biện pháp xử lý tại chỗ; thủ tục đánh giá rủi ro quá dài…

Đặt biệt, những quy định trong Luật Thực phẩm liên quan đến tiêu chuẩn của sản phẩm từ gạo nấu chín như bánh đa nem, bánh tráng, bánh phở… chưa rõ ràng. Ngoài ra, chi phí xúc tiến thương mại, điều tra thị trường rất cao như phí dịch vụ điều tra thị trường, tham gia hội chợ, khách sạn, đi lại, ăn uống…

Để khai thác lợi thế cắt giảm thuế, nắm bắt cơ hội từ thị trường, các chuyên gia khuyến nghị doanh nghiệp cần nắm bắt thông tin thị trường và hiểu biết tập quán kinh doanh của người Hàn Quốc. Chuẩn bị các thông tin khách hàng trước khi tham dự hội chợ ngành hàng tại Hàn Quốc, với cách sử dụng danh thiếp, catalogue công ty đúng hẹn là những yếu tố không thể thiếu trong tạo lòng tin từ lần đàu gặp gỡ với đối tác. Tận dụng các kênh hỗ trợ của Việt Nam và Hàn Quốc, hiểu biết các quy định, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và thực tế kiểm dịch tại Hàn Quốc sẽ giúp cung cấp được sản phẩm ổn định chất lượng, hạn chế bị trả lại hàng, rút ngắn thời gian kiểm dịch…

Quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam – Hàn Quốc tăng trưởng đáng kể trong hơn 2 thập kỷ qua. Thương mại hai chiều đã tăng hơn 57 lần, từ 0,5 tỷ USD trong năm 1992 lên 28,8 tỷ USD trong năm 2014. Năm 2014 Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam và Việt Nam là thị trường xuất khẩu lớn thứ 6 của Hàn Quốc. tăng trưởng đáng kể trong hơn 2 thập kỷ qua. Thương mại hai chiều đã tăng hơn 57 lần, từ 0,5 tỷ USD trong năm 1992 lên 28,8 tỷ USD trong năm 2014. Năm 2014 Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam và Việt Nam là thị trường xuất khẩu lớn thứ 6 của Hàn Quốc.

Cẩm An

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên