Dự
kiến có khoảng 1.100 xe nằm trong danh sách sẽ bị đóng thuế, dù đã
chuyển nhượng.
Nguồn tin của Bộ Tài chính cho biết, cơ quan này đang
xây dựng cơ chế quản lý đối với các loại xe ngoại giao của tổ chức, cá
nhân nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Trong đó, cơ quan này đề xuất xây
dựng cơ chế quản lý đối với riêng loại xe này và giao cho Cục Lễ tân,
Bộ Ngoại giao quản lý.

|
Xe biển ngoại giao bị sử dụng không đúng mục đích. |
Cơ quan này sẽ làm nhiệm vụ xác định lượng xe nhập vào
Việt Nam, số ôtô hết nhiệm kỳ sử dụng và chuyển nhượng hoặc do tổ chức,
cá nhân nước ngoài tái xuất trở lại nước họ... Bên cạnh đó, Bộ Tài
chính cũng đề xuất các giải pháp xử lý đối với các loại ôtô biển ngoại
giao được sang tên, chuyển nhượng tại Việt Nam không đúng quy định và có
dấu hiệu “lách thuế”.
Theo Bộ Tài chính, cái khó khăn nhất hiện nay chính là
việc xử lý đối với những trường hợp cá nhân ngoại giao đã hết nhiệm kỳ
công tác nhưng chưa làm thủ tục tái xuất, tiêu hủy hoặc chuyển nhượng.
Hồi cuối năm 2009, các đơn vị thuộc Bộ Tài chính đã
tiến hành đợt rà soát quy mô lớn trên phạm vi toàn quốc đối với ôtô đeo
biển ngoại giao từ năm 1998. Kết quả cho thấy cả nước có 4.300 ôtô của
các cơ quan ngoại giao nhập khẩu vào Việt Nam. 2.300 xe trong số đó chưa
làm thủ tục chuyển nhượng, tái xuất hoặc tiêu hủy theo quy định. Và
trong 2.300 xe này có khoảng 1.100 xe của cơ quan ngoại giao đã hết thời
hạn công tác tại Việt Nam.
Từ kết quả này, Bộ Tài chính đề xuất đánh thuế đối với
các loại xe của cơ quan ngoại giao đã hết thời hạn công tác và “ngầm”
chuyển nhượng cho cá nhân tại Việt Nam. Lúc đầu, cơ quan này đề nghị áp
thuế nhập khẩu đối với các loại thuế này là 90% bên cạnh thuế VAT và
tiêu thụ đặc biệt. Tuy nhiên sau khi cân nhắc và khảo sát thực tế, Bộ
Tài chính đang tính đến phương án thuế hợp lý hơn, có thể chỉ 20-30% căn
cứ vào độ khấu hao của xe... Trong khi đó, thuế suất nhập khẩu với ôtô
mới hiện là 83%.
Theo Hồng Anh
Vnexpress