MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

HSBC: Luồng đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam không bị ảnh hưởng

HSBC Việt Nam khuyến cáo, các doanh nghiệp, cả nhà xuất khẩu và nhập khẩu, có thể nên cân nhắc sử dụng các công cụ ngoại hối phòng ngừa rủi ro biến động tỷ giá.

Trong 2 ngày liên tiếp kể từ ngày 11/08/2015, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PboC) điều chỉnh tỉ giá cố định cặp tiền tệ đô la Mỹ - Nhân dân tệ (USD-CNY) từ mức , tương đương giảm 3,5% so với mức trước điều chỉnh. Việc điều chỉnh tỷ giá CNY/USD trong 2 ngày liên tiếp cho thấy rõ động thái cải cách cơ chế xác định tỷ giá CNY/USD của PboC.

Là một nền kinh tế nhỏ bên cạnh nước láng giềng Trung Quốc, kinh tế Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng như thế nào trước các đợt điều chỉnh tỷ giá đồng CNY/USD của PboC?

BizLIVE đã có cuộc trao đổi nhanh với đại diện của Ngân hàng HSBC Việt Nam – Ngân hàng nước ngoài tốt nhất tại Việt Nam, ông Benny Cheung, Giám đốc Phòng kinh doanh Tiền tệ và Thị trường vốn về động thái cải cách cơ chế xác định tỷ giá CNY/USD của Ngân hàng TW Trung Quốc trong 2 ngày qua và thời gian tới (nếu có) sẽ tác động như thế nào đến tỷ giá VND/USD, hay xa hơn là thị trường ngoại hối và hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Về thị trường ngoại hối, ông Benny Cheung đánh giá việc NHNN đã nới rộng biên độ giao dịch cặp tiền tệ USD/VND tới +/- 2% là phản ứng tương đối nhanh của NHNN nhằm giảm áp lực phá giá đồng VND trước những diễn biến gần đây của cặp tiền tệ USD/CNY.

Ông Benny Cheung cũng cho rằng, thị trường đang chờ đợi những động thái tiếp theo của NHNN. Bởi trong những ngày vừa qua, các doanh nghiệp đang trong trạng thái chờ đợi xem tỷ giá có tiếp tục tăng nếu đồng Nhân dân tệ tiếp tục giảm giá. Do vậy, họ chỉ bán USD để lấy VND cho những nhu cầu cần thiết về thanh toán. Gần như không có khách hàng có nhu cầu bán USD kỳ hạn.

Nhu cầu USD trong hai ngày vừa qua cũng tương đối bình ổn do đợt biến động này cũng không rơi vào đợt thanh toán của doanh nghiệp, thường là vào cuối tháng. Nếu như ngày 11/08, doanh nghiệp nhập khẩu khá bình thản trước tin biên độ giao dịch của USD/VND được nới rộng thì ngày 12/08 đã xuất hiện tâm lý lo lắng và nhu cầu mua kỳ hạn USD bắt đầu tăng cho các khoản thanh toán trong tương lai.

Về phía ngân hàng, các ngân hàng trong nước đã cố gắng mua USD/VND để giảm bớt trạng thái ngoại hối âm và giảm bớt rủi ro, việc này đã tạo ra cầu khá lớn trên thị trường và tạo áp lực lên tỷ giá.

Theo HSBC, sáng ngày 12/08 thị trường trở nên bình ổn hơn sau khi PBoC ra thông báo mức độ phá giá cần thiết đối với đồng Nhân dân tệ đã đạt được, thị trường sẽ được bình ổn và bác bỏ lời đồn đại về việc phá giá Nhân dân tệ tới 10%. Đồng Nhân dân tệ đã tăng giá trở lại khoảng 1% và các đồng tiền khác trong khu vực cũng đã tăng giá lại.

Đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, ông Benny Cheung cho rằng, mặc dù nhiều hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam không còn là mặt hàng cạnh tranh trực tiếp với hàng Việt, nhưng thực tế Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Và Việt Nam có thâm hụt cán cân thương mại lớn nhất với Trung Quốc, việc phá giá đồng Nhân dân tệ cũng ảnh hưởng tới thương mại của Việt Nam.

Về đầu tư, ông Benny Cheung không thấy việc giảm giá đồng Nhân dân tệ có ảnh hưởng tới luồng đầu tư dịch chuyển từ Trung Quốc vào Việt Nam. Các nhà đầu tư thường có cái nhìn dài hạn và họ lưu ý tới những lợi thế cạnh tranh của Việt Nam như chi phí nhân công rẻ, nhân công có tay nghề, lực lượng lao động trẻ. Chừng nào Việt Nam còn tiếp tục cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng, tiến hành ký hết các hiệp định tự do thương mại với các quốc gia khác, dòng vốn vào Việt Nam sẽ còn tích cực.

Thay lời kết, ông Benny Cheung khuyến cáo, diễn biến phức tạp của thị trường ngoại hối quốc tế có thể vẫn tiếp tục gây áp lực lên VND. Đồng thời, HSBC Việt Nam cho rằng các doanh nghiệp, cả nhà xuất khẩu và nhập khẩu, có thể nên cân nhắc sử dụng các công cụ ngoại hối phòng ngừa rủi ro biến động tỷ giá.

Theo thông báo của PBoC, động thái giảm giá CNY không nhằm mục đích kích thích xuất khẩu mà để đồng CNY mang tính định hướng theo thị trường hơn.

Trong một báo cáo tuần trước của IMF, cơ chế xác định tỷ giá USD/CNY chưa đủ minh bạch và uyển chuyển. Trong một lưu ý khác, đã sắp tới thời điểm IMF xem xét việc CNY có được đưa vào rổ SDR của họ không. Do đó thị trường không kỳ vọng xuất khẩu tăng nhiều cùng với việc CNY giảm giá.

Trong 2 ngày liên tiếp kể từ ngày 11/08/2015, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PboC) điều chỉnh tỉ giá cố định cặp tiền tệ đô la Mỹ - Nhân dân tệ (USD-CNY) từ mức , tương đương giảm 3,5% so với mức trước điều chỉnh. Việc điều chỉnh tỷ giá CNY/USD trong 2 ngày liên tiếp cho thấy rõ động thái cải cách cơ chế xác định tỷ giá CNY/USD của PboC.Là một nền kinh tế nhỏ bên cạnh nước láng giềng Trung Quốc, kinh tế Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng như thế nào trước các đợt điều chỉnh tỷ giá đồng CNY/USD của PboC?BizLIVE đã có cuộc trao đổi nhanh với đại diện của Ngân hàng HSBC Việt Nam – Ngân hàng nước ngoài tốt nhất tại Việt Nam, ông Benny Cheung, Giám đốc Phòng kinh doanh Tiền tệ và Thị trường vốn về động thái cải cách cơ chế xác định tỷ giá CNY/USD của Ngân hàng TW Trung Quốc trong 2 ngày qua và thời gian tới (nếu có) sẽ tác động như thế nào đến tỷ giá VND/USD, hay xa hơn là thị trường ngoại hối và hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.Về thị trường ngoại hối, ông Benny Cheung đánh giá việc NHNN đã nới rộng biên độ giao dịch cặp tiền tệ USD/VND tới +/- 2% là phản ứng tương đối nhanh của NHNN nhằm giảm áp lực phá giá đồng VND trước những diễn biến gần đây của cặp tiền tệ USD/CNY.Ông Benny Cheung cũng cho rằng, thị trường đang chờ đợi những động thái tiếp theo của NHNN. Bởi trong những ngày vừa qua, các doanh nghiệp đang trong trạng thái chờ đợi xem tỷ giá có tiếp tục tăng nếu đồng Nhân dân tệ tiếp tục giảm giá. Do vậy, họ chỉ bán USD để lấy VND cho những nhu cầu cần thiết về thanh toán. Gần như không có khách hàng có nhu cầu bán USD kỳ hạn.Nhu cầu USD trong hai ngày vừa qua cũng tương đối bình ổn do đợt biến động này cũng không rơi vào đợt thanh toán của doanh nghiệp, thường là vào cuối tháng. Nếu như ngày 11/08, doanh nghiệp nhập khẩu khá bình thản trước tin biên độ giao dịch của USD/VND được nới rộng thì ngày 12/08 đã xuất hiện tâm lý lo lắng và nhu cầu mua kỳ hạn USD bắt đầu tăng cho các khoản thanh toán trong tương lai.Về phía ngân hàng, các ngân hàng trong nước đã cố gắng mua USD/VND để giảm bớt trạng thái ngoại hối âm và giảm bớt rủi ro, việc này đã tạo ra cầu khá lớn trên thị trường và tạo áp lực lên tỷ giá.Theo HSBC, sáng ngày 12/08 thị trường trở nên bình ổn hơn sau khi PBoC ra thông báo mức độ phá giá cần thiết đối với đồng Nhân dân tệ đã đạt được, thị trường sẽ được bình ổn và bác bỏ lời đồn đại về việc phá giá Nhân dân tệ tới 10%. Đồng Nhân dân tệ đã tăng giá trở lại khoảng 1% và các đồng tiền khác trong khu vực cũng đã tăng giá lại.Đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, ông Benny Cheung cho rằng, mặc dù nhiều hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam không còn là mặt hàng cạnh tranh trực tiếp với hàng Việt, nhưng thực tế Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Và Việt Nam có thâm hụt cán cân thương mại lớn nhất với Trung Quốc, việc phá giá đồng Nhân dân tệ cũng ảnh hưởng tới thương mại của Việt Nam.Về đầu tư, ông Benny Cheung không thấy việc giảm giá đồng Nhân dân tệ có ảnh hưởng tới luồng đầu tư dịch chuyển từ Trung Quốc vào Việt Nam. Các nhà đầu tư thường có cái nhìn dài hạn và họ lưu ý tới những lợi thế cạnh tranh của Việt Nam như chi phí nhân công rẻ, nhân công có tay nghề, lực lượng lao động trẻ. Chừng nào Việt Nam còn tiếp tục cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng, tiến hành ký hết các hiệp định tự do thương mại với các quốc gia khác, dòng vốn vào Việt Nam sẽ còn tích cực.Thay lời kết, ông Benny Cheung khuyến cáo, diễn biến phức tạp của thị trường ngoại hối quốc tế có thể vẫn tiếp tục gây áp lực lên VND. Đồng thời, HSBC Việt Nam cho rằng các doanh nghiệp, cả nhà xuất khẩu và nhập khẩu, có thể nên cân nhắc sử dụng các công cụ ngoại hối phòng ngừa rủi ro biến động tỷ giá.Theo thông báo của PBoC, động thái giảm giá CNY không nhằm mục đích kích thích xuất khẩu mà để đồng CNY mang tính định hướng theo thị trường hơn.Trong một báo cáo tuần trước của IMF, cơ chế xác định tỷ giá USD/CNY chưa đủ minh bạch và uyển chuyển. Trong một lưu ý khác, đã sắp tới thời điểm IMF xem xét việc CNY có được đưa vào rổ SDR của họ không. Do đó thị trường không kỳ vọng xuất khẩu tăng nhiều cùng với việc CNY giảm giá.Thực hư lợi ích khi Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam

Theo HỒNG QUÂN

BizLIVE

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên