MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

IMF: Triển vọng trung hạn của kinh tế Việt Nam tốt

IMF còn khẳng định Việt Nam sẽ vẫn là địa điểm hấp dẫn đầu tư nước ngoài.

Sau thời kỳ kinh tế tăng trưởng ấn tượng, Việt Nam đang gặp phải nhiều thách thức.

Năm 2007, kinh tế Việt Nam tăng trưởng nóng. Nửa đầu năm 2008, kinh tế đi xuống.

Tín dụng tăng trưởng nóng do dòng vốn đầu tư nước ngoài mạnh, chi tiêu trong lĩnh vực công tăng cao, giá năng lượng và thực phẩm tăng dẫn đến lạm phát tăng và thâm hụt thương mại. Những yếu tố trên tác động lớn đến tâm lý nhà đầu tư và tạo ra áp lực giảm giá đồng Việt Nam.

Các nhà hoạch định chính sách kinh tế đã đạt được một số thành công trong ổn định nền kinh tế. Việt Nam đang bắt đầu chịu tác động từ việc thị trường tài chính thế giới biến động mạnh và kinh tế thế giới khó khăn.

Thách thức lớn nhất hiện nay là đưa ra chính sách đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và tài chính trong bối cảnh kinh tế thế giới đi xuống, ngoài ra về trung hạn còn phải đảm bảo tăng trưởng kinh tế và giảm đói nghèo.

Tăng trưởng kinh tế chững lại

Tăng trưởng GDP năm 2007 là 8,5%. Tăng trưởng GDP năm 2008 chỉ còn lại 6,5% - mức thấp nhất từ năm 1999. Nguyên nhân chính là do lĩnh vực xây dựng và dịch vụ đi xuống, thị trường nhà đất khó khăn. Nền kinh tế vì thế đương đầu với nhiều thách thức dù trên thực tế sản lượng nông nghiệp vẫn tăng mạnh.

Từ tháng 10/2008, tình hình sản xuất công nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực có đầu tư nước ngoài, đi xuống.

Tỷ lệ lạm phát lên mức cao nhất trong 17 năm nhưng gần đây đã giảm bớt

Tỷ lệ lạm phát toàn phần (headline inflation) tăng nhanh và lên đến đỉnh cao 28,5% vào tháng 8/2008. Tỷ lệ lạm phát này sau đó hạ xuống mức 17,5% vào tháng 1/2009. Nguyên nhân khiến tỷ lệ lạm phát giảm là giá thực phẩm và năng lượng hạ.

Tỷ lệ lạm phát lõi (core inflation) (không tính đến giá thực phẩm và năng lượng) cũng biến động theo xu thế tương tự tuy nhiên mức hạ chậm hơn.

Thâm hụt tài khoản vãng lai tăng cao trong năm 2007-2008

Xuất khẩu tăng trưởng tốt, nhập khẩu cũng tăng mạnh dẫn đến thâm hụt tài khoản vãng lai lên mức 9,75% GDP năm 2007. Xu thế này tiếp tục tăng cao trong nửa đầu năm 2008. Mức thâm hụt tài khoản vãng lai bắt đầu giảm trong nửa sau năm 2008 bởi xuất nhập khẩu đều hạ. Tính cả năm thâm hụt tài khoản vãng lai vẫn ở mức 10,25% GDP.

Việt Nam chịu nhiều tác động của biến động toàn cầu

Tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa dịch vụ và FDI đều đã chững lại. Thị trường chứng khoán Việt Nam hạ 75% từ cuối năm 2007.

Triển vọng ngắn hạn vẫn còn nhiều thách thức do chịu ảnh hưởng từ bên ngoài

Tăng trưởng GDP năm 2009 nhiều khả năng có thể là 4,75%. Kinh tế toàn cầu đi xuống, xuất khẩu giảm, lượng tiền gửi về nước và FDI giảm, nhu cầu nội địa thấp, ngành sản xuất vì thế cũng gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ lạm phát toàn phần vào thời điểm cuối năm 2009 có thể giảm xuống mức 6% do giá hàng hóa hạ. Tỷ lệ lạm phát lõi sẽ giảm nhưng chậm hơn.

Thâm hụt tài khoản vãng lai sẽ ở mức khoảng 8%GDP do nhập khẩu giảm. Tình hình thị trường tài chính khó khăn sẽ làm giảm mạnh dòng vốn vào Việt Nam.

Triển vọng trung hạn của kinh tế Việt Nam tốt

Việt Nam vẫn là địa điểm hấp dẫn đầu tư nước ngoài. Tăng trưởng GDP của Việt Nam vào năm 2013 là 7,5%. Thâm hụt tài khoản vãng lai vào năm 2013 sẽ là 7,5% GDP. Xuất khẩu và lượng tiền gửi tăng trở lại. Khi lòng tin của nhà đầu tư hồi phục, dòng vốn đầu tư sẽ tăng trở lại.

Thu Giang

Theo IMF


ngocdiep

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên