MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Kịch bản nào sẽ xảy ra với đập thủy điện Sông Tranh 2?

“Nếu xảy ra động đất mạnh quá 5,5 độ richter, đập thủy điện Sông Tranh 2 sẽ không thể chịu đựng nổi”, chuyên gia khẳng định.

Lo sợ động đất liên tiếp xảy ra sẽ đe dọa tính mạng, tài sản của nhân dân, Huyện đội Bắc Trà My (Quảng Nam) đã xây dựng phương án sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm này.

Liên quan tới sự việc trên, phóng viên VTC News đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Nguyễn Hồng Phương – Phó Giám đốc Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần của Viện Vật lý Địa cầu.

Kịch bản nào sẽ xảy ra với đập thủy điện Sông Tranh 2?
TS Nguyễn Hồng Phương  
- Với tình hiện nay, kịch bản nào sẽ xảy ra với huyện Bắc Trà My trong thời gian tới?

Nếu trong thời gian tới, đập tích nước vào hồ chứa cộng thêm mùa mưa đến thì khu vực Bắc Trà My sẽ phải hứng chịu thêm một loạt các trận động đất có nguồn gốc kích thích nữa.

Về tần suất các trận động đất chắc chắn sẽ dày đặc. Về độ lớn, còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng cường độ của chúng sẽ tương tự như các trận động đất vừa xảy ra trong thời gian gần đây.

- Động đất mạnh với cường độ nào thì đập thủy điện Sông Tranh 2 sẽ không thể trụ được?


Người ta đã công bố là đập thủy điện Sông Tranh 2 có thể chịu được những trận động đất có độ lớn không quá 5,5 độ richter. Nói cách khác, nếu xảy ra động đất mạnh quá 5,5 độ richter, đập thủy điện Sông Tranh 2 sẽ không thể chịu đựng nổi.

Tuy nhiên, theo kết quả từ những tính toán, cho đến thời điểm này, chưa có số liệu nào cho thấy nguy cơ xảy ra các trận động đất có cường độ mạnh quá 5,5 độ richter ở khu vực đó.

Nhưng đó là những kết quả người ta đã tính toán, công bố từ năm 2003 trong một báo cáo tiền khả thi của Viện Vật lý địa cầu nộp cho bên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Còn hiện nay, tình hình đã thay đổi như vậy thì không nên dựa hoàn toàn vào các kết quả cũ. Chúng ta phải có những số liệu mới thì mới có thể đánh giá chính xác được.

- Vậy chúng ta cần làm gì để có được những số liệu mới?

Chúng ta cần phải triển khai ngay hệ thống mạng lưới các trạm quan trắc địa chấn ở các địa phương thuộc huyện Bắc Trà My thì lúc đó chúng ta mới có cơ sở để nói được.

Không thể làm gì được nếu không có mạng lưới đài trạm quan trắc địa chấn ở địa phương đó. Mạng lưới đài trạm quan trắc địa chấn của quốc gia hiện nay chỉ có thể ghi nhận được các trận động đất mạnh ở xa.

Đối với khu vực Bắc Trà My, trạm gần nhất cũng cách khoảng 100 – 120 km (trạm Bình Định). Với khoảng cách xa như vậy, khả năng ghi nhận các trận động đất rất thấp.

- Cần bao lâu để có thể xây dựng được một trạm quan trắc địa chấn ở đây?

Rất nhanh thôi. Trạm quan trắc địa chất chỉ đơn giản là một cái nhà cấp 4. Sau đó, nếu mua được máy, chúng ta sẽ đặt các máy quan trắc vào trong ngôi nhà đó là có thể triển khai ghi động đất luôn.

Theo ước tính, chỉ cần 1 – 2 tuần là có thể triển khai xây dựng, đưa vào sử dụng một trạm địa chấn nếu chúng ta có đủ kinh phí và mua được máy móc từ nước ngoài.

Kịch bản nào sẽ xảy ra với đập thủy điện Sông Tranh 2?
Nếu xảy ra động đất mạnh quá 5,5 độ richter, đập thủy điện Sông Tranh 2 sẽ vỡ? 

- Tại thời điểm này, ông có khuyến cáo hay đưa ra lời cảnh báo nào cho người dân ở huyện Bắc Trà My?


An toàn là trên hết. Chúng ta cứ nghĩ rằng địa phương phải có trách nhiệm trong việc đưa ra các kế hoạch ứng phó hiểm họa động đất tại khu vực Bắc Trà My trong thời gian hiện nay.

Tuy nhiên, càng ngày lại càng có nhiều trận động đất xảy ra ở đây nên khả năng thiệt hại là thứ đã hiện hữu.
Chính quyền ở đây cần có kế hoạch di dời dân khỏi khu vực đó khẩn cấp hoặc có kế hoạch lâu dài định cư dân ở những khu vực ít nguy hiểm hơn, xa khu vực bị chấn động hơn.

 
Kịch bản nào sẽ xảy ra với đập thủy điện Sông Tranh 2?Theo tôi, người dân cứ sống cách xa khu vực hay xảy ra động đất trong vòng bán kính khoảng 10 km là ổn. Kịch bản nào sẽ xảy ra với đập thủy điện Sông Tranh 2?
TS Nguyễn Hồng Phương
 
- Vậy tại những khu vực “nguy hiểm” đó, chúng ta nên làm gì?

Chúng ta phải đặt ngay trạm quan trắc địa chấn ở khu vực đó để đánh giá được những biến động về các trận động đất ở khu vực đó và những ảnh hưởng của nó tới đập thủy điện Sông Tranh 2 như thế nào để đảm bảo an toàn cho toàn bộ khu vực đó.

Tất nhiên là trạm quan trắc địa chấn phải được đặt ở đó lâu dài vì nếu không vậy thì đặt trạm quan trắc đó chẳng có ý nghĩa gì cả.

Theo tôi, người dân cứ sống cách xa khu vực hay xảy ra động đất trong vòng bán kính khoảng 10 km là ổn.

Vừa qua, đoàn khảo sát mới từ huyện Bắc Trà My trở về đã lập được một đường đẳng chấn của những trận động đất vừa rồi. Theo ghi nhận của họ, trận động đất mạnh nhất xảy ra ở đây có cường độ 4,2 độ richter. Hướng phát triển của tâm chấn theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.

Đấy mới chỉ là kết quả sơ bộ của việc khảo sát thôi còn về lâu về dài vẫn phải lập trạm quan trắc ở khu vực đó.

Tính tới thời điểm này, mới chỉ có các báo cáo thiệt hại về nhà cửa như nứt tường thôi chứ chưa có thiệt hại gì về người.

Xin cảm ơn ông!

Theo Minh Quân
VTC News

cucpth

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên