MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nên có bên kiểm toán độc lập về cấu thành giá điện

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, để người tiêu dùng chấp thuận được mỗi lần tăng giá của EVN thì cần tiến hành một cuộc “đại phẫu thuật” đối với EVN và có sự tham gia của cơ quan tư vấn, độc lập, đủ chuyên môn tham gia cùng.

Tóm tắt:

- Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, từ năm 2007 đến nay giá điện đã điều chỉnh tăng 7 lần và lần này là thứ 8, tuy nhiên biên độ tăng giá lần này lớn hơn so với các lần trước, làm người tiêu dùng bức xúc.

- Ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho rằng: Việc tăng giá điện lần này ở mức 7,5% là phương án tăng giá thấp nhất, đã tính tới các tác động tới tăng trưởng GDP, CPI...

- Theo ông Long, để người tiêu dùng chấp thuận được mỗi lần tăng giá của EVN thì cần tiến hành một cuộc “đại phẫu thuật” đối với EVN và có sự tham gia của cơ quan tư vấn, độc lập, đủ chuyên môn tham gia cùng.


Chiều ngày 16/3/2015, Cổng thông tin điện tử Chính phủ đang tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Kiên trì điều hành giá theo thị trường - Nhìn từ giá xăng và giá điện”.

Tham dự với tư cách là khách mời, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long trước hết đã bày tỏ quan điểm lấy làm tiếc khi một cuộc đối thoại liên quan đến giá điện mà đại diện EVN lại “báo cáo” vắng mặt (vì lý do công tác).

Theo ông Long, từ năm 2007 đến nay giá điện đã điều chỉnh tăng 7 lần và lần này là thứ 8, tuy nhiên biên độ tăng giá lần này lớn hơn so với các lần trước, làm người tiêu dùng bức xúc.

“Vì người tiêu dùng không phải không chia sẻ với khó khăn ngành điện, mà họ đang không hài lòng ở chính là sự minh bạch của EVN” – Ông Long nói.

Ông dẫn chứng, mọi hoạt động của EVN trước nay không hiệu quả, mọi chi phí phát sinh chưa hiệu quả lại đổ lên đầu nhà đầu tư nên người tiêu dùng thấy đó mới là bất cập. Chính vì thế, để nhà đầu tư đồng thuận mỗi lần tăng giá điện thì EVN phải minh bạch hơn trong tính toán chi phí, giá thành điện.

Trả lời câu hỏi: Giá điện tăng là do các chi phí đầu vào tăng tuy nhiên có nhiều yếu tố khác như năng suất lao động thất, tổn hao điện năng cao... đều được tính vào giá điện?

Ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho rằng: Việc tăng giá điện lần này ở mức 7,5% là phương án tăng giá thấp nhất, đã tính tới các tác động tới tăng trưởng GDP, CPI... “Chúng tôi thấy mức độ tăng 7,5% là phù hợp với mặt bằng thay đổi thông số đầu vào, vì thông số đầu vào theo tính toán của EVN đã tăng 12,8%. Vừa qua EVN và Bộ Công Thương cũng đã công khai các chi phí cơ bản này để người dân giám sát.

“Tôi nghĩ ngành điện lực đã cố gắng và giá thành đã công khai chi tiết cấu thành nên giá thành điện” – Cục quản lý giá Bộ Tài chính kết luận.

Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long thì không đồng tình với lập luận này của Cục quản lý giá. Và ông nhấn mạnh việc tính toán chi phí và giá thành điện hết sức phức tạp vì ngành điện hoạch toán từ trên xuống dưới, nên muốn tính chính xác thì phải có cơ quan chuyên môn, kiểm toán độc lập thì mới chính xác.

“Theo kết của Thanh tra của Thanh tra Chính phủ thì nhận định ban đầu là ngành điện làm ăn chưa hiệu quả. Như đầu tư ngoài ngành, năng suất lao động kém, tổn thất điện năng lớn,... mọi chi phí này đều được đưa vào giá thành. Hay nói một cách khác, việc EVN lỗ là do quản trị doanh nghiệp kém giờ lại để người tiêu dùng phải gánh” – Ông Long nói.

Theo ông Long, để người tiêu dùng chấp thuận được mỗi lần tăng giá của EVN thì cần tiến hành một cuộc “đại phẫu thuật” đối với EVN và có sự tham gia của cơ quan tư vấn, độc lập, đủ chuyên môn tham gia cùng. Chứ còn giờ EVN báo cáo Cục Điều tiết điện lực – Bột Công Thương xem xét thì mọi quyết định tăng giá này chỉ chủ yếu đứng về phía doanh nghiệp sản xuất điện chứ không phải đứng về phía người tiêu dùng.

Khánh Nhi (lược ghi)

Hạnh Lệ

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên