MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhà nước sẽ tiếp tục giữ cổ phần chi phối tại Petrolimex

Bộ Công Thương cho biết giai đoạn 2016 – 2020 sẽ tiến hành sắp xếp, cổ phần hóa 4 Tập đoàn Điện lực, Than Khoáng sản, Dầu khí, Hóa chất.

Theo đó, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN); Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN); Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV); Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) và Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba) sẽ phải tiến hành cổ phần hóa trong giai đoạn 2016 - 2020.

Các Tập đoàn gồm: EVN; TKV; PVN; Vinachem, Bộ Công Thương cho biết đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh đề án tái cơ cấu, kế hoạch sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước trực thuộc. Đồng thời, các Tập đoàn đã có báo Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch sắp xếp, cổ phần hóa và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2016-2020.

Theo đó, Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức thực hiện kế hoạch sắp xếp, cổ phần hóa và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước theo chỉ đạo hoặc ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ.

Đối với Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, tiếp tục phê duyệt Đề án tái cơ cấu và điều chỉnh Đề án tái cơ cấu. Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép Bộ Công Thương xây dựng kế hoạch sắp xếp, cổ phần hóa các đơn vị thành viên trực thuộc Tổng công ty và Công ty mẹ - Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Tiếp tục giữ cổ phần chi phối tại Petrolimex

Đối với lộ trình thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp đã cổ phần hóa, theo Quyết định số 37 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước và Quyết định điều chỉnh, bổ sung, ngoại trừ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), các doanh nghiệp cổ phần khác đều không thuộc danh mục doanh nghiệp Nhà nước cần nắm giữ cổ phần chi phối.

Theo đó, Bộ Công Thương dự kiến việc phân loại, sắp xếp, thoái vốn tại doanh nghiệp cổ phần, bao gồm: Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam sẽ thực hiện theo Quyết định số 828 về việc phê duyệt Phương án cổ phần hóa và cơ cấu và Quyết định số 37, Bộ Công Thương sẽ chỉ đạo Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam xây dựng phương án bán tiếp phần vốn nhà nước xuống mức quy định Nhà nước nắm giữ từ 65% đến 75% tổng số cổ phần và báo cáo Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chấp thuận và ủy quyền Bộ Công Thương triển khai thực hiện.

Tập đoàn Dệt May Việt Nam: sau khi hoàn thành công tác cổ phần hóa, sau năm 2015, căn cứ tình hình thị trường, Bộ Công Thương sẽ chỉ đạo xây dựng kế hoạch bán tiếp phần vốn nhà nước tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam (xuống dưới 50% tổng số cổ phần), báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận và ủy quyền Bộ Công Thương triển khai thực hiện.

An Ngọc

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên