MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhật tránh Trung Quốc: Việt Nam có thể thay thế

Việt Nam có điều kiện là lựa chọn thay thế TQ của nhà đầu tư Nhật Bản, VN phải cải thiện những điểm mà nhà đầu tư nước ngoài đang “chê bai”.

TS Võ Trí Thành - Phó Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương nêu quan điểm trước thông tin các nhà đầu tư Nhật Bản ngày càng muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam.

Việt Nam gây dựng niềm tin

PV:- Tại một cuộc tiếp xúc mới đây, Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đưa ra thông tin 30% doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư ra nước ngoài coi Việt Nam là lựa chọn hàng đầu, Tổ chức Thúc đẩy Ngoại thương Nhật Bản (Jetro) khảo sát có tới 70% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam cho biết sẽ tiếp tục mở rộng kinh doanh. Ông bình luận như thế nào về thông tin này?

Đáng chú ý, mới đây, trong một cuộc hội thảo về môi trường đầu tư ở Việt Nam, các chuyên gia đã chỉ ra rất nhiều điểm hạn chế: chính sách thiếu đồng bộ, tham nhũng, thuế cao… Vậy theo ông, điểm nào trong môi trường đầu tư ở Việt Nam hấp dẫn doanh nghiệp Nhật Bản tới đầu tư?

TS Võ Trí Thành:- Tổ chức Thúc đẩy Ngoại thương Nhật Bản (Jetro) vẫn thường xuyên làm các điều tra về tính hấp dẫn cũng như khó khăn trở ngại đối với doanh nghiệp Nhật Bản khi đầu tư tại nước ngoài, đặc biệt là khu vực ASEAN, trong đó có Việt Nam. 2-3 năm gần đây, sự quan tâm của Nhật Bản với Việt Nam tăng lên, theo đó Việt Nam luôn nằm trong top 4-5. Có lý do mang tính xu thế, có lý do gắn với những chuyển biến khu vực và quan hệ Việt Nam – Nhật Bản.

Thế giới hiện nay đang trong quá trình liên kết hội nhập, hình thành sâu rộng mạng sản xuất, chuỗi giá trị toàn cầu, trong đó vai trò của các nhà đầu tư nước ngoài, các công ty xuyên quốc gia rất lớn. Họ luôn phân bổ đầu tư đi kèm các dịch vụ kết nối để tìm ra vị trí địa điểm mà họ nhìn nhận là đầu tư thuận lợi nhất, có hiệu quả nhất và doanh nghiệp Nhật Bản cũng không nằm ngoài xu thế đó.

Mặc dù Trung Quốc vẫn được xem là “trục” công nghiệp của thế giới, nhưng gần đây chi phí hoạt động sản xuất tại Trung Quốc tăng lên, đặc biệt là giá nhân công, nên cạnh tranh xét theo chi phí nhân công ở Trung Quốc không còn là lý tưởng.

Bản thân Trung Quốc cũng đang nỗ lực thay đổi cách thức phát triển, tăng trưởng, muốn chất lượng cao hơn, tốt hơn nên mức độ hấp dẫn vẫn còn, nhưng rõ ràng các nhà đầu tư nước ngoài cần có những xem xét dịch chuyển.

Với Trung Quốc, còn có rủi ro địa chính trị vì thời gian vừa qua Trung Quốc liên tục có những hành động gây hấn với các nước láng giềng, vấn đề biên giới, vấn đề vùng biển, vấn đề vùng trời.

Chính vì vậy, 4-5 năm lại đây xuất hiện khái niệm Trung Quốc + 1, Trung Quốc + ASEAN. 1 thường được hiểu là một nước nào đó trong ASEAN, cũng rất có thể là Việt Nam.

Hơn nữa, ASEAN là khu vực đầu tư truyền thống của Nhật Bản, và ASEAN đang tăng cường sự liên kết, hội nhập cả về tự do hóa thương mại đầu tư, dịch vụ, cả trên vấn đề độ kết nối, hài hòa hóa tiêu chuẩn... Mục đích là nhằm giảm thiểu chi phí, tăng cường cạnh tranh, tạo sự hoạt động hiệu quả cho các nhà đầu tư dưới góc độ mạng, chuỗi, cụm ngành sản xuất, ví dụ như sản xuất ô tô, đồ điện tử, …

Trong ASEAN - một khu vực kinh tế năng động, Việt Nam có những điểm hấp dẫn nhà đầu tư Nhật Bản. Việt Nam tiếp tục cam kết giữ ổn định vĩ mô và đẩy mạnh cải cách.

Hay như nguồn nhân lực, dù chi phí hiện đang có xu hướng tăng, song vẫn tương đối thấp. Khả năng tiếp thu của người lao động Việt nam được đánh giá tương đối tốt dù rằng không phải không có điểm doanh nghiệp Nhật Bản “chê” lao động Việt Nam.

Thứ nữa là vị trí địa - chính trị của Việt Nam. Việt Nam vừa nằm ở vị trí quan trọng về địa chính trị, ở vùng kết nối với thế giới, kết nối với khu vực thuận tiện. Thêm nữa, Việt Nam với Nhật Bản không có mâu thuẫn chiến lược và gần đây hai nước đã tăng cường mối quan hệ, thể hiện rất rõ từ việc Nhật Bản trở thành đối tác chiến lược, rồi đối tác chiến lược sâu rộng, đầy đủ.

Về mặt kinh tế, quan hệ song phương Việt Nam - Nhật Bản cũng có nhiều cam kết. Một ví dụ là khung khổ hợp tác phát triển công nghiệp Việt Nam với Nhật Bản, tập trung vào 6 ngành, đó là: điện tử; máy nông nghiệp; chế biến nông, thủy sản; môi trường và tiết kiệm năng lượng; đóng tàu; và ô tô. Đây hầu hết là những lĩnh vực Việt Nam có thể có tiềm năng và Nhật Bản có thế mạnh. Cách thức phát triển rất thị trường, nhà nước cũng có vai trò nhưng chỉ ở một số khâu nhất định.

Không chỉ lĩnh vực kinh tế, trên nhiều lĩnh vực khác như lĩnh vực văn hóa, quốc phòng, an ninh, truyền thông… Nhật Bản và Việt Nam cũng có những bước tăng cường hợp tác.

Điểm quan trọng làm tăng độ hấp dẫn các nhà đầu tư Nhật Bản còn là do việc làm ăn tại Việt Nam của nhiều doanh nghiệp Nhật Bản khá hiệu quả.

Như vậy có nhiều điểm thuận lợi như xu thế thế giới, xét từ mối quan hệ đầu tư giữa Nhật Bản với đối tác rất lớn là Trung Quốc, xét mối quan hệ Nhật Bản với các nước ASEAN, xét từ đặc thù riêng của Việt Nam đã tạo được những điều kiện thuận lợi để Nhật Bản quyết định đầu tư, mở rộng tại Việt Nam.

Tuy nhiên, những điều tra từ phía các nhà đầu tư Nhật Bản cũng cho thấy họ còn phàn nàn nhiều về Việt Nam như vấn đề kết cấu hạ tầng, vấn đề kỹ năng lao động, kỷ luật lao động, thể chế, bộ máy hành chính, pháp lý, tham nhũng, … và các vấn đề cụ thể hơn như nguồn điện cung cấp không đầy đủ, ổn định, những lao động ở các quản lý, kỹ thuật viên ở cấp trung gian Việt Nam rất thiếu.

Việt Nam còn rất nhiều điều phải sửa và phải nhận thức rõ rằng có thể sửa được. Bài học trong quá khứ cũng đã có. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á năm 1997-1998, có nhiều người đã nói đến cơ hội, thời cơ để Việt Nam đón các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là nhà đầu tư Nhật Bản.

PV:- Thông tin về đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam đến trong bối cảnh vốn đầu tư của Nhật Bản tại Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm 2014 đã sụt giảm đến 42.2%. Liệu Việt Nam có phải là lựa chọn thay thế Trung Quốc của các nhà đầu tư Nhật Bản hay không?

Tuy nhiên, Việt Nam đã bỏ lỡ, nhà đầu tư Nhật Bản cũng vào nhưng không nhiều. Nguyên nhân do nhận thức về hội nhập, liên kết, mặc dù đã có cam kết với ASEAN, tham gia APEC, … chưa thật đầy đủ. Cải cách, mở cửa chững lại. Chúng ta lúc ấy có thể quá thận trọng; giai đoạn những năm 1996-1999 cải cách ở Việt Nam được xem là “một bước tiến, hai bước lùi”.

TS Võ Trí Thành:Theo một bình diện đủ ý nghĩa, Việt Nam có điều kiện và có thể là lựa chọn thay thế Trung Quốc của nhà đầu tư Nhật Bản. Điều quan trọng là Việt Nam phải cải thiện những điểm mà nhà đầu tư Nhật Bản nói riêng và nhà đầu tư nước ngoài nói chung đang “chê bai”.

Đối với nhà đầu tư Nhật Bản còn là cam kết, lời hứa và kết quả thực hiện. Nhà đầu tư Nhật Bản làm tỉ mỉ, chu đáo, và cần minh chứng gây dựng lòng tin. Nếu Việt Nam làm không tốt, để khoảng cách giữa cam kết và việc làm thì rất dễ đánh mất niềm tin.

Đối với nhà đầu tư Nhật Bản còn đặc điểm nữa là gắn với mạng sản xuất là sự liên kết của các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn xuyên quốc gia với chính các doanh nghiệp nhỏ & vừa của Nhật Bản. Nên đối với Nhật Bản, không phải chỉ cần thu hút các nhà đầu tư lớn mà cả các doanh nghiệp vừa & nhỏ. Quan trọng là phải có cả sự tham gia, kết nối của doanh nghiệp Việt Nam, và qua đó, chia sẻ không chỉ công việc, thu nhập, mà qua công việc học hỏi công nghệ, kỹ năng quản lý.

Kỳ vọng có cơ sở

PV:-Theo thông tin từ các tỉnh, doanh nghiệp Nhật Bản muốn đầu tư về nông nghiệp và công nghiệp phụ trợ. Khả năng đáp ứng của Việt Nam (công nghệ, nhân công…) trong hai lĩnh vực này như thế nào? Liệu Việt Nam có thể tận dụng cơ hội sự đầu tư này mà từng bước thúc đẩy sự phát triển các ngành này ở Việt Nam hay không hay vẫn là phương thức truyền thông gia công để xuất khẩu?

TS Võ Trí Thành:Với nông nghiệp, Việt Nam có lợi thế rất rõ ràng về trồng trọt, thủy sản và lợi thế có vai trò tầm cỡ không chỉ đối với bản thân Việt Nam, mà cả khu vực, thế giới. Việt Nam với lợi thế của mình, nếu có những cải cách có tính đột phá về thể chế như đã từng thấy trước đây, Việt Nam hoàn toàn có thể tạo dựng ra mẫu hình sản xuất nông nghiệp giá trị gia tăng cao, phát triển bền vững, lợi ích của người nông dân được chia sẻ xứng đáng.

Nền nông nghiệp muốn làm được như vậy phải có thể chế thỏa mãn các điều kiện: Có lợi thế nhờ quy mô như tích tụ đất đai, hình thành sự gắn kết sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị, từ R&D, giống má đến sản xuất, sơ chế, chế biến, phân phối thị trường trong ngoài nước; có khả năng hấp thụ vốn, công nghệ. Điều cũng không thể bỏ qua là thể chế đó phải tăng được vị thế “mặc cả” trên thị trường và quyền lợi của người nông dân.

30% doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư ra nước ngoài coi Việt Nam là lựa chọn hàng đầu, 70% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam cho biết sẽ tiếp tục mở rộng kinh doanh.
30% doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư ra nước ngoài coi Việt Nam là lựa chọn hàng đầu, 70% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam cho biết sẽ tiếp tục mở rộng kinh doanh.

Trên thực tế, cũng đã xuất hiện những cách thức tổ chức sản xuất nông nghiệp khác nhau phản ánh, dù chưa đầy đủ, những chiều cạnh trên. Nó phản ánh đòi hỏi của chính cuộc sống. Việt Nam là đất nước có rất nhiều sự khác biệt vùng miền, văn hóa, điều kiện tự nhiên, nên mẫu hình thể chế này cũng có thể đa dạng.

Bản thân đất nước Nhật Bản vừa qua đã trải qua thảm họa, thiên tai, họ có những thay đổi trong nhìn nhận về chiến lược phát triển nông nghiệp. Nhật Bản nhìn nhận ASEAN, trong đó có Việt Nam, như một cơ sở sản xuất chế biến nông sản, thực phẩm hết sức quan trọng. Tham gia Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP), Nhật Bản phải dần bỏ bảo hộ nông nghiệp. Nhật Bản có thế mạnh về mặt công nghệ nông nghiệp, quy trình phân phối. Việt Nam và Nhật Bản hợp tác không chỉ cho Việt Nam mà một phần cho thị trường Nhật, người dân Nhật.

Tôi cho đây là việc rất tích cực trong việc đổi mới căn bản nông nghiệp Việt Nam, nhưng cũng phải nói thêm rằng, trong sản xuất nông nghiệp, chúng ta không chỉ hợp tác với Nhật. Những vấn đề công nghệ, quy trình sản xuất, hài hòa và đảm bảo tiêu chuẩn đòi hỏi tăng cường hợp tác quốc tế, cả trong khu vực và nhất là với các đối tác phát triển. có nhiều thế mạnh trong lĩnh vực nông nghiệp.

Kỳ vọng về tăng cường hợp tác Việt Nam – Nhật Bản là hoàn toàn có cơ sở. Cơ hội luôn có nhưng nếu không có quyết tâm chính trị, nỗ lực hành động thì cũng rất dễ bị tuột mất cơ hội.

PV:-Dư luận đang kỳ vọng việc doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam sẽ tạo cơ hội để Việt Nam quen dần với công nghệ, quy trình và chất lượng sản phẩm đạt chuẩn quốc tế, thoát dần lối tư duy ngắn hạn, chọn dễ, ăn xổi ở thì… Ông bình luận như thế nào về kỳ vọng này của dư luận? Để đạt được điều đó, Việt Nam phải làm như thế nào?

TS Võ Trí Thành: -Việt Nam phải tăng tính cạnh tranh, độ hấp dẫn của nền kinh tế, đồng thời phải tiếp tục đảm bảo, duy trì ổn định về an ninh trật tự, kinh tế vĩ mô. Bản thân Việt Nam phải cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các nhà đầu tư Nhật Bản, thấy Việt Nam đã và tiếp tục nỗ lực tạo dựng được môi trường kinh doanh minh bạch, cạnh tranh đàng hoàng, bình đẳng.

Tái cấu trúc kinh tế phải được thực hiện rốt ráo, cùng với việc đẩy mạnh hội nhập sâu rộng với những đòi hỏi gắn kết hết sức chặt chẽ với cải cách bên trong. TPP là hiệp định thương mại tự do tiêu chuẩn cao với rất nhiều điều khoản liên quan đến chính sách “sau đường biên giới”.

Mấu chốt nhất, và thông điệp này cũng đã được nhấn mạnh trong Chiến lược phát triển của Việt Nam, là cải cách thể chế, đặc biệt trong đó là vấn đề pháp lý tương thức với hội nhập, với kinh tế thị trường, là vấn đề thực thi pháp lý, vấn đề gaimr thiểu quan liêu và chống tham nhũng. Nghị quyết 19 gần đây về nâng cao năng lực cạnh tranh đặt ra nhiều mục tiêu rất rõ là phải giảm được chi phí thời gian, thủ tục đạt mức trung bình các nước hơn mình ít nhiều, đó là ASEAN-6.

Kết cấu hạ tầng vốn và vẫn là điểm nghẽn trong phát triển của Việt Nam. Vai trò nguồn vốn ODA của Nhật là rất quan trọng; nguồn vốn này phải được sử dụng hiệu quả. Thời gian vừa qua đã có nhiều chuyện lình xình, rất không hay xảy ra đối với ODA Nhật Bản. Dù mọi chuyện tạm yên, song đây là bài học dù đắng vẫn cần thuộc trong lòng để chỉnh sửa nghiêm túc, và là đối với tất cả các nguồn vốn tài trợ khác.

Vấn đề nguồn nhân lực cũng như vậy. Đã có nghị quyết, những chương trình cải tổ, song chất lượng nguồn nhân lực nói chung vẫn thấp so với yêu cầu cải cách, hội nhập, phát triển của đất nước. Nói chất lượng nguồn nhân lực không chỉ là về lao động có kỹ năng hay không có kỹ năng, mà bao hàm cả công chức, các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản trị doanh nghiệp, các kỹ sư, kỹ thuật viên…Nền tảng ở đây còn là câu chuyện cải cách giáo dục, chuẩn bị nguồn nhân lực cho tương lai.

Tôi muốn nhấn mạnh lại, đối với các nhà đầu tư Nhật Bản, tính cụ thể, nghiêm túc, quyết liệt hiện thực hóa cam kết, lời hứa, là cực kỳ quan trọng đối với việc tạo dựng sự hấp dẫn của Việt Nam và qua đó là lòng tin đảm bảo sự lựa chọn đầu tư lâu dài.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

>>>Việt Nam đón làn sóng đầu tư từ Nhật Bản

Theo Nguyên Thảo

cucpth

Đất Việt

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên