MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

PCI Hà Nội xếp thứ 33, vì đâu nên nỗi?

“Hà Nội sau khi sáp nhập rất khó kiềm chế chi phí bôi trơn. Các tỉnh thành nhìn chung đều được cải thiện, riêng Hà Nội thì không, ngày càng tồi tệ”.

Ngày 20/3/2013, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam VCCI và USAID đã tổ chức buổi công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh các tỉnh (PCI). Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế đã có thành tích xuất sắc vượt trội so với các tỉnh khác ngay trong nhóm có chất lượng điều hành được đánh giá “rất tốt”.

Tình hình điểm PCI năm 2013 nhìn chung cao hơn năm trước đó, ghi nhận sự cải thiện tương đối rõ rệt của môi trường kinh doanh trong cả nước.

Tuy nhiên, có một điều mà bất cứ ai cũng phải đặt câu hỏi, là tại sao Hà Nội, thủ đô của cả nước, vị trí vẫn luôn “lẹt đẹt”. Năm 2011, Hà Nội đứng thứ 36 cả nước. Năm 2012 “rơi” xuống vị trí 51. Năm 2013, có cải thiện, nhưng vẫn ở vị trí thứ 33, trong nhóm được đánh giá là “khá” – chính xác hơn là thuộc cụm dưới của nhóm Khá!

Rõ ràng, xếp hạng của Hà Nội không tương xứng với vị thế của thành phố. Một đầu tàu của cả nước, mà xem ra môi trường cạnh tranh, năng lực quản lý thua các tỉnh thành phía Nam của Tổ quốc, xem ra cũng ít nhiều…khó nói!

Trả lời câu hỏi báo chí tại buổi công bố chỉ số PCI, đại diện thành viên nhóm nghiên cứu cho biết, Hà Nội bị ảnh hưởng bởi các vấn đề liên quan đến đô thị hóa – gây ra nhiều ách tắc, và đặc biệt là khó khăn trong việc tiếp cận đất đai – một trong những tiêu chí đánh giá PCI các tỉnh thành.

Hãy quan sát biến động chỉ số PCI Hà Nội từ năm 2007 đến nay:



Chỉ số biến động khá mạnh, nhưng chưa bao giờ chạm ngưỡng 59 điểm.

Trong các tiêu chí đánh giá PCI của Hà Nội, tiêu chí tốt nhất là Gia nhập thị trường. Trong 3 năm trở lại đây, đó luôn là tiêu chí nổi trội nhất trong bộ 9-10 tiêu chí được điều tra nghiên cứu. Có thể hiểu nôm na, ở Hà Nôi, các doanh nghiệp tư nhân (đối tượng nghiên cứu) khá dễ dàng trong việc gia nhập thị trường, khởi nghiệp. Việc hỗ trợ các doanh nghiệp cũng được đánh giá cao, so với các tiêu chí còn lại. Năm 2013, điểm số về hỗ trợ doanh nghiệp của Hà Nội đạt 6,75 điểm, tăng mạnh so với mức điểm 4,69 năm 2012.

Biến động điểm số các tiêu chí đánh giá PCI Hà Nội trong 2 năm gần đây như sau (Lưu ý: Tiêu chí cạnh tranh bình đẳng năm 2013 mới được đưa vào nghiên cứu đánh giá)




Trao đổi với báo chí, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết sau khi sáp nhập Hà Tây, việc tiếp cận đất đai tại Hà Nội tỏ ra khó khăn hơn hẳn. Một phần do Thủ đô phải xây dựng những trung tâm mới của cơ quan nhà nước. Một thành viên thẳng thắn bày tỏ, “Hà Nội sau khi sáp nhập rất khó kiềm chế chi phí bôi trơn. Các tỉnh thành nhìn chung đều được cải thiện, riêng Hà Nội thì không, ngày càng tồi tệ”.

Trong các tiêu chí đánh giá, “chi phí không chính thức” - được các thành viên gọi nôm na là "chi phí bôi trơn"  chính là chi phí liên quan đến tham nhũng.

Không riêng gì Hà Nội, trên quy mô cả nước, đúng hơn là các tỉnh thành được đánh giá PCI, mức độ tham nhũng là một trong các điểm yếu của Việt Nam. Khi đặt câu hỏi với các doanh nghiệp FDI đầu tư tại Việt Nam về nhận định "mức độ tham nhũng ít hơn" so với các quốc gia láng giềng, tỷ lệ doanh nghiệp đồng tình là tương đối thấp. Có thể nhận thấy qua thống kê sau đây:

Minh Thư

thunm

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên