MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Quả dưa hấu và câu chuyện kỷ luật thị trường

Theo Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, trong giai đoạn hội nhập, kỷ luật thị trường đối với người nông dân sẽ trở nên rất khắc nghiệt. Người nông dân trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay không thể muốn làm gì thì làm...

TS. Lê Đăng Doanh
TS. Lê Đăng Doanh
Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM)
75 bài viết
  • Giá vàng trong nước tăng cao bất thường so với thế giới mang lại siêu lợi nhuận cho doanh nghiệp kinh doanh vàng. Trong lúc này, cơ quan chức năng quản lý việc kinh doanh vàng như Ngân hàng Nhà nước cần vào cuộc kiểm tra, lành mạnh thị trường kinh doanh vàng trong nước
  • Có vốn nhưng không giải ngân được, bị "ngâm" quá lâu thì sẽ không đáp ứng được mục tiêu cấp bách của chương trình phục hồi và phát triển trong 2 năm 2022-2023

Nội dung nổi bật:

- Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nhận định, kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể; tuy nhiên, xét về tổng thể, nền kinh tế vẫn còn nhiều vấn đề khá căng thẳng.

- Vì hội nhập nên nhiều loại thuế giảm, làm giảm nguồn thu ngân sách; Nhà nước lại tăng thêm các khoản thu khá “bất ngờ”, ví dụ như tăng phí môi trường lên 300%, nhiều đường cao tốc, cầu bắt đầu thu thuế;...

- Theo ông Doanh, trong giai đoạn hội nhập, kỷ luật thị trường đối với người nông dân sẽ trở nên rất khắc nghiệt. Người nông dân trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay không thể muốn làm gì thì làm.


Đóng góp ý kiến vào tham luận của PGS.TS Trần Đình Thiên về tình hình kinh tế-xã hội tại buổi khai mạc Diễn đàn kinh tế mùa xuân 2015 sáng 21/4, Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nhận định, kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể; tuy nhiên, xét về tổng thể, nền kinh tế vẫn còn nhiều vấn đề khá căng thẳng. Do đó, nếu không có những giải pháp căn cơ, thích đáng thì tình hình sẽ ngày càng diễn biến phức tạp hơn.

Cụ thể, TS Lê Đăng Doanh cho rằng, trong báo cáo về tình hình kinh tế vĩ mô nên đề cập đến vấn đề ngân sách và nợ công. Tỷ lệ huy động ngân sách so với đầu tư phát triển còn quá cao; nhiều loại thuế đang đặt áp lực lên nền kinh tế. Thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam vẫn cao hơn các nước trong khu vực. Chi cho đầu tư vẫn còn khá cao, phụ thuộc lớn vào nguồn trái phiếu Chính phủ.

Bên cạnh đó, vì hội nhập nên nhiều loại thuế giảm, làm giảm nguồn thu ngân sách; Nhà nước lại tăng thêm các khoản thu khá “bất ngờ”, ví dụ như tăng phí môi trường lên 300%, nhiều đường cao tốc, cầu bắt đầu thu thuế; sắp tới dự kiến thu tiền điện, tiền nước… ở bệnh viện vào viện phí. Những chi phí này sẽ dồn vào chi phí đầu vào của người dân và doanh nghiệp; hậu quả là chi phí tăng lên, sức cạnh tranh giảm.

Theo đó, TS Lê Đăng Doanh cho rằng, Quốc hội cần xem xét kỹ hơn tình hình thu chi ngân sách; xây dựng đề án tái cơ cấu ngân sách trong quá trình nghiên cứu, sửa đổi bổ sung Luật Ngân sách.

Về vấn đề hội nhập và cạnh tranh, theo đánh giá Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, Việt Nam là một nền kinh tế đang chuyển đổi nhưng thực sự là một nền kinh tế đi tiên phong trong hội nhập. Xét trong ASEAN, Việt Nam chỉ hội nhập kém Singapore.

Tuy nhiên, TS Lê Đăng Doanh cũng bày tỏ lo ngại khi doanh nghiệp vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn. Chi phí đầu vào gia tăng, trong khi doanh nghiệp chưa xác định được vai trò của mình trong việc gia nhập chuỗi giá trị.

“Câu chuyện người nông dân trồng dưa hấu đã trở thành một đề tài nóng trong thời gian gần đây. Theo tôi, nguyên nhân của vấn đề là ở chỗ người nông dân chỉ lo trồng dưa hấu, mà chưa có sự chuẩn bị về đầu ra” – TS Lê Đăng Doanh chia sẻ.

Theo ông Doanh, trong giai đoạn hội nhập, kỷ luật thị trường đối với người nông dân sẽ trở nên rất khắc nghiệt. Người nông dân trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay không thể muốn làm gì thì làm, mà cần phải tuân theo những nguyên tắc, đòi hỏi của thị trường. Chẳng hạn, đối với ngư dân cung cấp cá ngừ cho Nhật Bản, nếu có thể đáp ứng yêu cầu cung cấp cá ngừ loại 1, ngư dân sẽ bán được với giá cao gấp 3,4 lần và có thể trở nên “giàu to”.

“Khi hội nhập, thách thức sẽ đến ngay nhưng cơ hội cần nắm bắt. Hội nhập mang theo cơ hội, đồng thời cũng là thách thức rất lớn. Do đó, người nông dân cũng cần có sự chuẩn bị kỹ càng trước ngưỡng cửa hội nhập” – TS Lê Đăng Doanh khẳng định.

>>>Sau chiến dịch giải cứu dưa hấu: Thương lái có còn ép dân?

Thảo Anh

Trịnh Hường

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên