MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

SBIC đang triển khai thủ tục giải thể 47 doanh nghiệp và phá sản 11 DN

Tính đến tháng 8-2014, Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy (SBIC) cũng đã tái cơ cấu, giảm đầu mối được 45 DN.

Nằm trong đề án Tái cơ cấu (TCC) Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy (SBIC), thời gian qua SBIC đã “chạy đua” với nhiều giải pháp “nước rút” nhằm hoàn thành kế hoạch CPH trong năm 2015.

Giảm đầu mối 45 DN

Theo Báo Hải quan, trong 8 tháng đầu năm 2014, SBIC đã giảm đầu mối được 22 DN trong tổng số 236 DN còn lại. Như vậy, tính đến tháng 8-2014, SBIC đã TCC, giảm đầu mối được 45 DN (chưa kể 36 DN đã được thực hiện TCC, giảm đầu mối trước khi có Quyết định 1224/QĐ-TTg ngày 27-6-2013 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án tiếp tục TCC SBIC).

Trong tổng số 191 DN còn lại, SBIC cần tiếp tục thực hiện TCC. Thời gian qua, SBIC cũng đã tiến hành công tác rút vốn thương hiệu Vinashin theo hình thức giảm vốn điều lệ tại 60/66 DN. Bên cạnh đó, trong số 191 DN này có khoảng 20 DN Tổng công ty sở hữu dưới 20% vốn điều lệ (đây là các khoản đầu tư tài chính, không phải các đơn vị thành viên của Tổng công ty), SBIC sẽ lựa chọn thời điểm phù hợp để thoái vốn tại các DN này.

Về phá sản DN, đối với các DN SBIC đã hoàn thành nghĩa vụ góp vốn điều lệ, đến nay SBIC rà soát và triển khai thủ tục phá sản 11 DN. Với các DN SBIC chưa hoàn thành nghĩa vụ góp vốn điều lệ, SBIC đã rà soát và lựa chọn thí điểm 10 DN để nộp đơn phá sản. Theo kế hoạch, SBIC sẽ thực hiện giải thể 50 DN, hiện nay đang tập trung triển khai các thủ tục để thực hiện giải thể tại 12 công ty TNHH MTV; 5 đơn vị sự nghiệp là các trường nghề và 20 công ty cổ phần.

Công tác CPH được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của SBIC từ nay đến cuối năm 2015, bên cạnh nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Đến nay, Bộ GTVT đã phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện, thành lập Ban Chỉ đạo CPH Công ty mẹ - Tổng công ty, phê duyệt thời điểm xác định giá trị DN, thành lập Ban Chỉ đạo CPH và phê duyệt đơn vị tư vấn xác định giá trị DN, đơn vị tư vấn CPH cho các đơn vị thành viên. 

Năm 2014, SBIC dự kiến hoàn thành việc giải thể 10 đơn vị, thực hiện quyết toán đóng mã số thuế tại 10 đơn vị, xây dựng phương án giải thể trình Bộ GTVT xem xét phê duyệt 4 đơn vị, thực hiện chuyển nhượng phần vốn góp tại 4 đơn vị... Cũng trong năm 2014, SBIC phấn đấu hoàn thành CPH 3 DN là Công ty TNHH MTV Tôn Vinashin, Công ty TNHH MTV Cảng Chân Mây và Công ty TNHH MTV Đóng tàu Hạ Long như kế hoạch đề ra.

Theo ông Nguyễn Ngọc Sự, Chủ tịch HĐTV SBIC, hiện nay SBIC đã hoàn thành việc đối chiếu công nợ với các tổ chức tín dụng trong nước để tái cơ cấu nợ đợt 1 giai đoạn 2.

Cần sự phối hợp chặt chẽ giữa ngân hàng và DN

Vướng mắc lớn nhất trong TCC, CPH SBIC hiện nay là hầu hết các DN thực hiện CPH đều bị âm vốn chủ sở hữu với giá trị lớn, việc xử lý tài chính khi CPH các đơn vị này gặp nhiều khó khăn, cần phải có sự chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời, có cơ chế hỗ trợ từ phía Chính phủ, các bộ, ngành liên quan và đặc biệt là sự tham gia tích cực từ Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC). 

Việc thực hiện TCC các công ty con (là công ty “cháu” của SBIC) được thực hiện song song với tiến trình CPH tại các đơn vị. Hầu hết các đơn vị này thuộc diện giải thể, phá sản, bán DN... Tuy nhiên, việc TCC các đơn vị “cháu” này gặp nhiều khó khăn, tiến trình TCC chậm do còn vướng mắc về tài chính, về quyết toán thuế với cơ quan Thuế.

Liên quan đến những khó khăn trong giải thể, nhiều DN không còn đủ nhân lực để thực hiện công tác giải thể DN. Đồng thời, hầu hết các đơn vị này có vốn điều lệ lớn, trong khi đó công ty mẹ chưa thực hiện nghĩa vụ cấp vốn điều lệ để các công ty hoạt động, dẫn đến nhiều khó khăn khi thực hiện giải thể các DN này. Để DN có đủ điều kiện giải thể, Tổng công ty phải hỗ trợ nhân lực và chi phí trong quá trình thực hiện giải thể.

Về vấn đề này, ông Vũ Anh Minh, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý DN, Bộ GTVT cho rằng, về nguyên tắc khi các DN thực hiện giải thể phải đủ điều kiện thanh toán hết các khoản nợ. Trường hợp tổng tài sản không đủ điều kiện thanh toán hết các nghĩa vụ nợ thì chuyển sang hình thức TCC khác như phá sản, bán DN. “Phải căn cứ vào tình hình cụ thể của từng DN, từng tình huống mới có thể đưa ra những phương án TCC thích hợp”, ông Vũ Anh Minh cho biết.

Về việc TCC nợ của các DN, ông Vũ Anh Minh cho rằng nhằm mục tiêu giảm nợ, giảm lãi suất, kéo dài thời gian trả nợ, Tổng công ty đã đàm phán, thỏa thuận, thống nhất với các tổ chức tín dụng trên nguyên tắc đảm bảo hài hòa lợi ích. Để đạt được mục tiêu trên cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngân hàng và DN, hai bên cùng đàm phán để đưa ra tỷ lệ cơ cấu nợ dựa theo khả năng hoạt động của DN, làm sao để sau TCC, DN có khả năng phục hồi, tích lũy trả nợ.

Tái cơ cấu Vinalines: Đề xuất thêm hỗ trợ xử lý nợ


Theo Hoài Anh

huongtt

Báo hải quan

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên