MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tái cơ cấu đầu tư công cần một đề án tổng thể

Chìa khóa để giải quyết vấn đề này là tái cấu trúc nền tài chính, trong đó là tái cấu trúc ngân sách nhà nước.

Theo thống kê, hiện đầu tư công chiếm 40% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, đầu tư công của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là về hiệu quả đầu tư... Tái cơ cấu đầu tư công tiếp tục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Chính phủ đặt ra trong năm 2015.

Trong bối cảnh tổng cầu giảm, đầu tư từ khu vực nhà nước vẫn đóng góp đáng kể trong tổng đầu tư toàn xã hội. Huy động vốn đầu tư từ khu vực ngoài nhà nước thu được kết quả cao hơn, tiêu biểu là huy động xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, thu hút gần 117.000 tỷ đồng vốn đầu tư ngoài ngân sách cho 48 dự án.

Các chuyên gia kinh tế cho biết, tình hình tái cơ cấu đầu tư công đã đạt chuyển biến nhất định, nhưng vẫn còn chậm; Tình trạng đầu tư thiếu hiệu quả, đầu tư dàn trải vẫn tồn tại. Chi ngân sách đã lên tới 72% GDP, chi trả nợ vượt 26% GDP…

Theo TS. Lê Hải Mơ, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính), việc tăng đầu tư công gắn với quản lý sử dụng kém hiệu quả chính là nguyên nhân làm cho nợ Chính phủ tăng. Để nâng cao hiệu quả đầu tư công, tái cơ cấu đầu tư công cần đặt trong một dự án tổng thể và phải gắn với tái cơ cấu hệ thống tài chính.

“Chúng ta phải xác định phạm vi, lĩnh vực cần có mặt của đầu tư công và cần đầu tư công. Chìa khóa để giải quyết cả 2 vấn đề này là tái cấu trúc nền tài chính, trong đó là tái cấu trúc ngân sách nhà nước. Đầu tư công, nợ công, đầu tư của doanh nghiệp, lợi nhuận để lại cho doanh nghiệp đầu tư, trái phiếu đều từ ngân sách. Phải tái cơ cấu hệ thống ngân sách, hệ thống chi, hệ thống tài chính nhà nước thì mới có thể giải quyết được vấn đề”, TS. Lê Hải Mơ chỉ rõ./.

>>>Tái cơ cấu kinh tế: 5 “phải” và 8 “chưa”

Theo Cẩm Tú

PV

VOV

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên