MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tái cơ cấu DNNN còn nhiều điểm nghẽn

DNNN chưa bị chi phối bởi nguyên tắc lời ăn lỗ chịu. Hiện nay, DNNN kinh doanh thua lỗ, không thanh toán được các khoản nợ đến hạn vẫn không bị phá sản. Nhà nước về cơ bản vẫn đứng ra gánh chịu các khoản nợ cho doanh nghiệp...

TS Nguyễn Đình Cung
TS Nguyễn Đình Cung
Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TƯ
109 bài viết

Sáng ngày 22/4, Diễn đàn kinh tế mùa xuân 2015 thảo luận về chủ đề “Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh: Biến lời nói thành hành động”.

Phát biểu đầu phiên thảo luận, TS Nguyễn Đình Cung – Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW đưa ra những đánh giá về hiệu quả hoạt động của các thành phần kinh tế Việt Nam với bài trình bày “Ba mươi năm xây dựng và hoàn thiện thể chế môi trường kinh doanh ở Việt nam”.

Theo ông Cung, cải cách, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN là một trong số các cải cách cơ bản chuyển sang kinh tế thị trường trong gần 30 năm qua ở Việt Nam. Trên lĩnh vực này đã đạt được không ít thành quả tích cực. Tuy nhiên, quá trình tái cơ cấu DNNN còn nhiều “điểm nghẽn” cần được tháo gỡ.

Về tổng thể, tỷ trọng khu vực DNNN xét trên mọi tiêu chí đều liên tục giảm, số lượng và quy mô tương đối của khu vực DNNN đã giảm đáng kể; vai trò của DNNN cũng đang từng bước thay đổi; các DNNN nhìn chung đã là chủ thể kinh tế tự chủ kinh doanh; một bộ phận không nhỏ DNNN về cơ bản đã hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc thị trường.

Tuy vậy, so với các yêu cầu cơ bản của kinh tế thị trường hiện đại, thì DNNN, chế độ sở hữu và cách thức thực hiện quyền sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp trên một số mặt còn có một số nút thắt, điểm nghẽn, cần được “lấp đầy”.

DNNN chưa bị chi phối bởi nguyên tắc “lời ăn lỗ chịu”. Hiện nay, DNNN kinh doanh thua lỗ, không thanh toán được các khoản nợ đến hạn vẫn không bị phá sản. Nhà nước về cơ bản vẫn đứng ra gánh chịu các khoản nợ cho doanh nghiệp dưới hình thức giãn nợ, giảm nợ, đảo nợ, chuyển nợ cho đơn vị khác hoặc bảo lãnh nợ…

Bên cạnh đó, ông Cung cũng cho rằng, các quy định về điều kiện kinh doanh của Việt Nam hiện nay như mạng dây điện, phải chém bỏ và làm lại thì mới có thể thay đổi được. Doanh nghiệp phải mất nhiều công sức để tiếp cận cơ hội kinh doanh. Nếu không có ai dỡ bỏ hàng rào thì nhiều doanh nghiệp sẽ phải từ bỏ cơ hội.

“Nếu làm được những điều nói trên, thì Quốc hội khóa này có thể nói là quốc hội thành công nhất trong việc tạo thể chế cho cuộc cải cách kinh tế lần 2, đã được chờ đợi từ nhiều năm nay” – Viện trưởng Nguyễn Đình Cung kết luận.

Nêu ý kiến về báo cáo của TS Nguyễn Đình Cung, TS Trần Du Lịch – Phó Chủ tịch đoàn đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh đánh giá, quá trình đổi mới của Việt Nam diễn ra quá chậm và mệt mỏi. Chúng ta mất gần 25 năm để thừa nhận nguyên tắc “người dân được quyền tự do kinh doanh những gì pháp luật không cấm” của Luật đầu tư (sửa đổi).

“Các doanh nghiệp đang kiến nghị một loạt giải pháp về cải cách kinh tế. Do Việt Nam cải cách không đồng bộ nên thể chế kinh tế còn nhiều vấn đề. Cải cách phải trắng ra trắng, đen ra đen, không nên có cải cách kiểu nhờ nhờ. Quốc hội thông qua luật như thế nào để không còn lồng ghép, lồng ghép càng lâu thì càng không minh bạch, khó đồng bộ” – TS Trần Du Lịch chia sẻ.

>>>Ông Trương Đình Tuyển: Động lực chủ yếu phải là kinh tế tư nhân

Nguyệt Quế

Trịnh Hường

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên