MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tan vỡ “giấc mơ Nga”: Mọi thứ không màu hồng như ông chủ tô vẽ

"Tôi mong những người có ý định sang Nga phải tìm hiểu thật kỹ, chấp nhận thì hãy sang, chứ mọi thứ không màu hồng như các ông chủ tô vẽ''.

Quá chán nản về miền “đất hứa”, một ngày cuối tháng 11.2012, với sự giúp đỡ của bạn bè và gia đình, M lên máy bay về nước, chấm dứt những ngày làm việc không biết giờ giấc và những đêm bị truy đuổi, ngay cả trong giấc mơ.

Làm cho người quen được 6 tháng thì anh chủ không trả lương, nên mọi người bỏ đi. M cùng mấy bạn đầu quân cho một xưởng khác. Khu nhà này diện tích rộng hơn, nhưng CN vẫn không được ra ngoài.

Làm một thời gian, M được chủ cất nhắc làm người quản lý. Hằng ngày, từ 9-12 giờ đêm, cậu làm mọi việc từ nhập hàng hóa, cắt vải cho anh em may, kiểm kê hàng...

Nhưng cũng chỉ được vài tháng thì xưởng đóng cửa do buôn bán đình trệ. Anh em lại khăn gói sang làm ở xưởng khác.

Sau lần này, M lang thang ở các chợ để học cách buôn bán. Nhưng vì chợ vẫn “đuội” nên vất vưởng một thời gian, cậu lại về làm quản lý “xưởng đen” khác cho một phụ nữ Việt. Nhưng vì xưởng này còn chật chội, tù túng, khổ sở hơn xưởng ban đầu, nên làm được vài tháng, cậu lại bỏ ra đi.

“Tôi thuộc dạng được lựa chọn công việc, không muốn làm thì nghỉ, chứ nhiều người bị nhốt, không được phép bước chân ra ngoài và không được lựa chọn chủ” - M nhấn mạnh.

Sau quá trình trực tiếp làm CN, rồi quản lý cho các xưởng, đầu năm 2012, được sự trợ giúp của gia đình, M đã chung với người bạn, tự mở một xưởng nhỏ với 10 máy may ban đầu. Nhưng làm chưa được bao lâu thì bị công an “đập”, đến lượt M phải dẫn anh em vào rừng trốn một tuần trời.

Khi trở lại thì việc làm ăn, buôn bán không thuận lợi. Cầm cự được vài tháng, cậu đành phải đóng cửa xưởng. Tiền bố mẹ gửi sang cùng số tiền tiết kiệm mấy năm làm việc đã tiêu tan, mà vẫn chưa đủ để trả hết nợ.

Những CN thấy tình cảnh của anh, nên đành thôi đòi tiền lương. M quay lại cảnh đi làm thuê. Vừa làm được vài ngày thì xưởng mới tiếp tục bị công an truy đuổi, lại vào rừng trốn, rồi về...

Quá chán nản về miền “đất hứa”, một ngày cuối tháng 11.2012, với sự giúp đỡ của bạn bè và gia đình, M lên máy bay về nước, chấm dứt những ngày làm việc không biết giờ giấc và những đêm bị truy đuổi, ngay cả trong giấc mơ.

Trải nghiệm buồn và lời nhắn

Hiện tại, M đang tính chuyện đi làm để trả nợ cũ. Nhớ đến “giấc mơ Nga”, M cho rằng, dù chỉ sống ở đó hơn 2 năm, nhưng cậu hiểu tương đối cặn kẽ cuộc sống và tâm tư, nguyện vọng của những người sang Nga làm việc “chui”.

Theo M, có nghìn lẻ lý do những người chấp nhận sang đó làm việc. Có người được người quen hứa hẹn về công việc tốt, thu nhập nghìn đô/tháng nên muốn sang để cải thiện cuộc sống. Có người nợ nần, sang làm trả nợ. Người suy nghĩ Nga là nước phát triển, có cơ hội đổi đời.

Nhưng đến nơi, hầu hết đều sốc với hiện thực trước mặt; nhưng vì đã mất tiền để được sang, giờ về không có tiền trả nợ. Những người được chủ lo sang thì phải làm trả nợ cho chủ, bị canh giữ, muốn cũng không về được. Hơn nữa, cũng mang tiếng là đi nước ngoài, nên ai nấy đành tặc lưỡi, chấp nhận cuộc sống tù giam lỏng.

Những LĐ sang Nga, phần lớn là những chàng trai, cô gái tuổi dưới 30. Cuộc sống xa nhà, triền miên với công việc, không được ra ngoài, không tivi giải trí, nên sau giờ làm là nhiều cặp đôi tự đến sống với nhau. Những cô sống một mình sẽ bị nhiều chàng trai khác “quấy rối” cho đến khi cô đồng ý chọn một chàng mới được yên.

M chia sẻ, ngay bạn của cậu- một cô gái sau thời gian ở Nga về đã ly dị với chồng, vì bị điều tiếng -trong thời gian ở bên kia. Cũng vì không được tiếp xúc với bên ngoài nên các cô gái không được trang bị phương tiện tránh thai đầy đủ, nhiều cô đã dính bầu.

Lúc này thì phải báo với chủ xưởng hoặc người quản lý mua thuốc phá thai về uống và trả tiền thuốc cho chủ. Những lần chạy trốn cảnh sát, nam giới đã khổ, nhưng chị em đến tháng còn khổ bội phần do nơi trú ẩn không có nước.

Nói về những ngày đã qua, M cho rằng đó là một trải nghiệm buồn. Cậu không ngừng ân hận về việc mình đã gây ra, dẫn đến việc phải tha phương cầu thực ở nước ngoài, trải qua những hiểm nguy cũng như cuộc sống địa ngục trần gian mà một người bình thường ở Việt Nam sẽ không hình dung ra được.

"Tôi mong những người có ý định sang Nga phải tìm hiểu thật kỹ, chấp nhận thì hãy sang, chứ mọi thứ không màu hồng như các ông chủ tô vẽ'' - M nói.

Theo Hoàng Hoan

thanhhuong

Lao động

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên