MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tham nhũng và chi phí không chính thức đang “làm khó” doanh nghiệp ngoại

Tham nhũng và chi phí không chính thức là hai yếu tố khiến môi trường kinh doanh của Việt Nam kém hấp dẫn hơn so với các quốc gia cạnh tranh khác.

TS. Vũ Tiến Lộc
TS. Vũ Tiến Lộc
Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
15 bài viết

Tóm tắt:

- Đánh giá xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI bao gồm nhiều chỉ số thành phần như chi phí gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất, tính minh bạch, chi phí thời gian...

- Theo ông Vũ Tiến Lộc, thành tựu của PCI là góp phần thay đổi tư duy về điều hành; tạo ra các công cụ giám sát hiệu quả, tạo sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, tạo động lực cho sự thay đổi.

- Về môi trường thuế, 64,5% nhà đầu tư đánh giá Việt Nam tốt hơn Trung Quốc, 56,3% nhà đầu tư đánh giá Việt Nam tốt hơn Philipines; 47,3% nhà đầu tư đánh giá Việt Nam tốt hơn Thái Lan.

- Trong đó, tham nhũng và chi phí không chính thức là hai yếu tố khiến môi trường kinh doanh của Việt Nam kém hấp dẫn hơn so với các quốc gia cạnh tranh khác.


Sáng nay (16/4), Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam cùng cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) công bố Báo cáo thường niên chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 2014.

PCI là “hàn thử biểu” lòng dân

Phát biểu khai mạc lễ công bố, ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, PCI là một thành tựu ấn tượng của Việt Nam. Chỉ số PCI điều tra ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp trên cả nước.

Đánh giá xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI bao gồm nhiều chỉ số thành phần như chi phí gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất, tính minh bạch, chi phí thời gian, chi phí không chính thức, tính năng động của chính quyền địa phương, môi trường cạnh tranh bình đẳng, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo lao động và thiết chế pháp lý.

Theo ông Lộc, thành tựu của PCI là góp phần thay đổi tư duy về điều hành; tạo ra các công cụ giám sát hiệu quả, tạo sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, tạo động lực cho sự thay đổi, nhiều sáng kiến mới đã được thực hiện từ PCI. Đặc biệt, trong 10 năm qua, PCI đã rút ra được nhiều bài học, điểm tốt cho Việt Nam.

“Trong những năm qua đã có trên 88.000 doanh nghiệp được tham gia khảo sát, trung bình cứ 5 doanh nghiệp thì có 1 doanh nghiệp tham gia trả lời khảo sát của PCI. Chúng tôi hi vọng PCI sẽ là “hàn thử biểu” lòng dân, là động lực giúp cho nền kinh tế cất cánh bay lên” – Chủ tịch VCCI chia sẻ.

Trong khi đó, TS Trần Đình Thiên – Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam từng cho biết, giá trị của PCI không chỉ là bức tranh “tĩnh” mà còn góp phần thúc đẩy quá trình đổi mới phát triển, là động lực quan trọng trong quá trình cải cách môi trường kinh doanh của Việt Nam.

Tham nhũng và chi phí không chính thức đang “làm khó” doanh nghiệp ngoại

Phát biểu tại lễ công bố, GS. TS Edmund Malesky – Đại học Duke (thuộc nhóm nghiên cứu PCI) cho biết, điều tra PCI năm 2014 được thực hiện đối với 1.491 doanh nghiệp FDI đến từ 43 quốc gia; trong đó 92% là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Kết quả điều tra cho thấy, doanh nghiệp FDI hoạt động tại Việt Nam vẫn chủ yếu có quy mô nhỏ, trong ngành chế tạo, tập trung vào xuất khẩu và cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho các nhà sản xuất lớn hơn hoặc công ty đa quốc gia.

Trong đó, mức độ lạc quan của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam ngày càng gia tăng khi vốn đầu tư tăng, doanh nghiệp tuyển thêm nhiều lao động; tín hiệu lợi nhuận tích cực. Đặc biệt, báo cáo nhấn mạnh, sự kiện tại VSIP Bình Dương và sự kiện Formosa Hà Tĩnh hồi tháng 5/2014 không ảnh hưởng tới lòng tin của doanh nghiệp FDI về môi trường kinh doanh tại Việt Nam.

Hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài đều chọn Việt Nam là địa điểm đầu tư tốt hơn các quốc gia khác. Chẳng hạn, về môi trường thuế, 64,5% nhà đầu tư đánh giá Việt Nam tốt hơn Trung Quốc, 56,3% nhà đầu tư đánh giá Việt Nam tốt hơn Philipines; 47,3% nhà đầu tư đánh giá Việt Nam tốt hơn Thái Lan

Về thu hồi tài sản, phần lớn doanh nghiệp FDI đều cho biết họ không lo lắng về thu hồi tài sản. 76,4% nhà đầu tư cho rằng rủi ro thu hồi tài sản của Việt Nam thấp hơn Trung Quốc; 71% nhà đầu tư đánh giá Việt Nam tốt hơn Thái Lan về rủi ro thu hồi tài sản.

Lợi thế của môi trường kinh doanh Việt Nam trong tương quan với các quốc gia cạnh tranh (Nguồn: PCI 2014).

Lợi thế của môi trường kinh doanh Việt Nam trong tương quan với các quốc gia cạnh tranh (Nguồn: PCI 2014).

Trong khi đó, báo cáo cũng cho biết, tham nhũng và chi phí không chính thức là hai yếu tố khiến môi trường kinh doanh của Việt Nam kém hấp dẫn hơn so với các quốc gia cạnh tranh khác. Chỉ có 23,8% nhà đầu tư đánh giá tình trạng tham nhũng của Việt Nam thấp hơn Trung Quốc; 14,4% nhà đầu tư lựa chọn Việt Nam có nạn tham nhũng thấp hơn Thái Lan.

Về chất lượng cơ sở hạ tầng, các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cơ sở hạ tầng của Việt Nam ngang bằng với Lào, Campuchia nhưng vẫn thấp hơn Thái Lan, Philipines, Trung Quốc…

Chi phí không chính thức cũng trở thành một “gánh nặng” đối với doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam. Các loại chi phí như chi phí không chính thức khi xin giấy phép đầu tư, trả hoa hồng khi tham gia đấu thầu, trả chi phí không chính thức khi thực hiện dịch vụ ở cảng khi xuất nhập khẩu, có tranh chấp nhưng không đưa ra tòa vì cho rằng tình trạng “chạy án” là phổ biến...

Ngoài ra, việc ưu ái với khối doanh nghiệp nhà nước cũng là yếu tố khiến cho môi trường kinh doanh của Việt Nam kém hấp dẫn hơn so với các nước khác.

“Nhiều doanh nghiệp than phiền về thuế, tức là khó khăn không phải từ lúc gia nhập thị trường mà là khó khăn hậu gia nhập thị trường, liên quan đến chi phí không chính thức khi xin giấy phép đầu tư, đăng ký doanh nghiệp. Năm 2014, có 31,4% doanh nghiệp phải trả hoa hồng khi tham gia đấu thầu tại Việt Nam, con số này tăng cao gấp 3 lần so với năm 2013” – ông Malesky chia sẻ.

Tọa đàm Kinh tế Việt Nam 2015: Nạn tham nhũng là trở ngại lớn nhất khi hợp tác kinh doanh

Nguyệt Quế

Trịnh Hường

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên