MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thấy gì từ hiện tượng tăng lao động phi chính thức ?

Theo Phú Huỳnh, chuyên gia kinh tế của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), những công việc phi chính thức này đang ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế vì làm cản trở việc tăng năng suất cũng như khả năng cạnh tranh.

Cách đây 4 năm, Nguyễn Văn Cường rời quê nhà lên Hà Nội làm việc cho một nhà máy lắp ráp xe đạp. Đây cũng là thời điểm hoạt động sản xuất bùng nổ với các chính sách hỗ trợ của chính phủ. 

Chỉ tốt nghiệp cấp 3, Cường gặp khá nhiều khó khăn trong công việc. Sau khi công ty cắt giảm lương vì doanh thu sụt giảm, anh quyết định trở về quê. “Làm việc trong nhà máy không hề dễ dàng đối với một người không được đào tạo như tôi. Làm thợ xây là công việc dễ dàng hơn. Lương thấp hơn chút cũng không sao vì tôi sẽ được  làm ở quê”, Cường nói. 

Những người nhập cư như Cường – tới thành phố với không nhiều kỹ năng và mong muốn tìm được công việc có thu nhập cao ở các nhà máy để hỗ trợ gia đình – đang “biến mất” khỏi các con số thống kê chính thức vì họ chuyển sang những công việc ở khu vực phi chính thức với mức lương và năng xuất thấp. Trong số họ, có người về quê như Cường, có người quyết định ở lại thành phố làm việc khoán theo công nhật hay đi bán hàng rong. 

Theo Phú Huỳnh, chuyên gia kinh tế của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), những công việc phi chính thức này đang ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế vì làm cản trở việc tăng năng suất cũng như khả năng cạnh tranh. “Vấn đề chủ chốt không chỉ là việc giáo dục và đào tạo phải cung cấp đủ kỹ năng nghề cho công nhân, mà còn phải là những kỹ năng đó cần phải phù hợp với nhu cầu của chủ sử dụng lao động”.

Báo cáo được công bố hồi tháng 5 của ILO cho thấy năng suất của lao động Việt Nam chỉ bằng 1/5 so với Malaysia, trong khi năng suất của lao động Singapore cao gấp 15 lần Việt Nam. 
Ông Nguyễn Vân, Phó Chủ tịch Hội doanh nghiệp phụ trợ ở Hà Nội, cho biết hầu hết các công ty thành viên (phần lớn là các nhà cung ứng cho nhiều công ty nước ngoài) đều đối mặt với khó khăn trong việc tuyển dụng và giữ các lao động lành nghề. “Họ đào tạo công nhân, một số thậm chí còn cung cấp chỗ ở. Tuy nhiên nhiều người vẫn không chịu được áp lực và muốn quay trở lại công việc tự do”. 

Bà Pratibha Mehta, trưởng đại diện của UNDP tại Việt Nam, nhận định mức tăng năng suất thấp cùng với xu hướng lao động chuyển từ khu vực chính thức sang phi chính thức đang tạo ra những thách thức lớn đối với kinh tế Việt Nam. Bà cho rằng những cải cách mạnh mẽ là cần thiết để tăng sức cạnh tranh cho nền kinh tế. 

Oliver Tonby, chuyên gia đến từ McKinsey & Co., cho biết trung bình mỗi công nhân ở Việt Nam kiếm được khoảng 7 USD mỗi ngày, thấp hơn so với con số 8 USD và 12,5 USD lần lượt ở Indonesia và Philippines. Chỉ nguyên giá nhân công rẻ là không đủ để Việt Nam có thể cạnh tranh. 

Trong khi đó, Alan Pham – chuyên gia kinh tế đến từ VinaCapital Group, cho rằng các nỗ lực cải cách hệ thống giáo dục và đào tạo của chính phủ cần phải gắn chặt với nhu cầu lao động thực tế của các doanh nghiệp.

Thu Hương

huongnt

Bloomberg

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên