MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thêm đại gia công nghệ "thoát Trung" sang Việt Nam

Microsoft - tập đoàn vừa tiếp quản Nokia sẽ đóng cửa một phần hoạt động của các nhà máy tại Bắc Kinh và Đông Quảng (Trung Quốc).

Ngoài ra, Microsoft cũng tiến hành đóng cửa toàn bộ các nhà máy sản xuất tại Komarom (Hungary) toàn bộ các nhà máy sản xuất tại Komarom (Hungary).

Thay vào đó, nhà máy tại Bắc Ninh (Việt Nam) sẽ được tập trung phát triển cả về mặt quy mô cũng như mức độ phức tạp của sản phẩm. Dự kiến cuối tháng 10/2014, gần như toàn bộ khâu sản xuất thiết bị ĐTDĐ sẽ được tập trung tại nhà máy ở Bắc Ninh.

Động thái trên của Microsoft đã nối dài danh sách các đại gia công nghệ như Samsung, Intel đổ hàng tỷ USD vào các nhà máy lắp ráp tại Việt Nam, dù đã có những nhà máy quy mô ở Trung Quốc.

Thực tế trên cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đang tranh thủ đổ vốn vào Việt Nam để hưởng những ưu đãi mà Việt Nam chưa tận dụng hết doanh nghiệp của chính mình.

Ví dụ như Samsung, hãng này được hưởng ưu đãi cao nhất dành cho nhà đầu tư tại Việt Nam với mức thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ 10% cho suốt quá trình triển khai dự án. Cùng với đó là 4 năm đầu miễn thuế và 9 năm tiếp theo được giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp.

Các chuyên gia nhận định việc các công ty quốc tế, đa phần là các nhà sản xuất sử dụng nhiều lao động đang tìm cách mở rộng đầu tư ở Việt Nam nhằm tránh rủi ro tại thị trường Trung Quốc sẽ tạo tác động tích cực tới sản xuất của Việt Nam.

Theo nghiên cứu dự án Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam vừa được Bộ Công thương công bố mới đây, nhờ việc đầu tư của các ông lớn công nghệ, kim ngạch xuất khẩu điện tử của Việt Nam tăng mạnh, chỉ trong vòng một năm, từ một nước chỉ có vài trăm ngàn USD xuất khẩu lên nhóm các nước xuất khẩu hàng điện tử lớn nhất thế giới.

Trên thế giới, nhu cầu về các sản phẩm điện tử vẫn còn rất lớn. Năm 2012, kim ngạch nhập khẩu của thế giới đạt 2.334 tỉ USD. Tiềm năng xuất khẩu của các mặt hàng điện tử của Việt Nam được đánh giá cao.

Tuy nhiên, báo cáo cảnh báo Việt Nam cần lưu tâm đến tính bền vững của ngành. Ngành điện tử Việt Nam nói chung và của khu vực miền Bắc nói riêng vẫn chỉ dừng ở mức gia công, lắp ráp, phụ thuộc hoàn toàn vào các doanh nghiệp nước ngoài ở cả thị trường xuất khẩu và thị trường trong nước.

Các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực điện tử đều là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, đặt cơ sở tại Việt Nam để tận dụng nguồn lao động phổ thông giá rẻ. Một khi thế mạnh về lao động không còn, các doanh nghiệp này rất dễ dàng đóng cửa nhà máy, rút lui khỏi thị trường VN do không còn gì ràng buộc, giữ chân.

Chuyên gia đến từ HSBC cũng khuyến nghị, chiến lược phụ thuộc vào tài nguyên và nguồn lao động để thu hút đầu tư sẽ không bền vững. Do đó, Việt Nam phải giải quyết những kẻ thù từ bên trong như cơ sở hạ tầng cho dịch vụ logistics còn nghèo nàn, quản trị chuỗi cung ứng kém và các thủ tục thương mại rườm rà. Đây sẽ là nhân tố đóng vai trò thay đổi đối với năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam.

>>>Các “siêu công ty” nước ngoài đang tạo nên “trục đầu tư” mới ở Việt Nam

Theo Minh Thái

cucpth

Đất Việt

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên