MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thông qua Luật kiểm toán độc lập

Kiểm toán viên phải có thời gian thực tế làm công tác kiểm toán 36 tháng trở lên và tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức mới được đăng ký hành nghề.

Hôm nay 20/4, Các Luật Phòng, chống mua bán người, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Kiểm toán độc lập và Nghị quyết về việc thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự được công bố.

Các Luật này được Quốc hội thông qua ngày 29/3/2011 tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XII và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2012.

Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận dịch vụ kiểm toán

Với 8 chương 64 điều, Luật Kiểm toán độc lập có điểm mới đáng chú ý là Bộ Tài chính với tư cách cơ quan quản lý nhà nước sẽ cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán, đình chỉ kinh doanh dịch vụ kiểm toán cũng như thanh tra, kiểm tra giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm trong lĩnh vực kiểm toán độc lập

Luật cũng quy định, tiêu chuẩn trở thành kiểm toán viên là phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, đạo đức tốt, có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán và phải có Chứng chỉ kiểm toán viên.

Kiểm toán viên phải có thời gian thực tế làm công tác kiểm toán 36 tháng trở lên và tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức mới được đăng ký hành nghề.

Để đảm bảo chất lượng kiểm toán, Luật quy định doanh nghiệp kiểm toán phải bố trí nhân sự có trình độ chuyên môn phù hợp. Ngoài ra, để bảo đảm thông tin cho kiểm toán, Luật quy định nghĩa vụ của đơn vị được kiểm toán là cung cấp đầy đủ, chính xác, trung thực, kịp thời thông tin, không được có hành vi hạn chế phạm vi các vấn đề cần kiểm toán.

Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà, Luật Kiểm toán được xây dựng trên cơ sở tổng kết gần 20 năm của hoạt động kiểm toán.

Việc ban hành Luật Kiểm toán độc lập nhằm nâng cao hiệu lực pháp lý và hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động kiểm toán độc lập. Tăng cường, quyền nghĩa vụ, trách nhiệm của doanh nghiệp kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề và đơn vị được kiểm toán, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận dịch vụ kiểm toán, đặc biệt là đơn vị có lợi ích công chúng, đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư, Nhà nước và tổ chức liên quan.

Theo Quỳnh Hoa

Chinhphu.vn

thanhhuong

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên