MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thuế tiêu thụ đặc biệt "đánh" vào ô tô: "Sau này sẽ khác"

Việt Nam đã gia nhập WTO, cam kết không phân biệt đối xử giữa hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu nên việc bảo hộ là "không thể tồn tại".

Tại buổi tọa đàm trực tiếp chủ đề “Phát triển ngành công nghiệp ô tô trong xu thế hội nhập” do Báo Công thương điện tử tổ chức sáng 22/8/2013, khi được đặt câu hỏi về việc "Dư luận cho rằng chính sách thuế, phí cao đối với ngành công nghiệp ô tô trong thời gian qua đã đẩy giá bán ô tô lên cao (gấp 3 lần so với giá gốc) và hạn chế sức mua, bảo hộ lớn cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước", bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội tư vấn thuế Việt Nam cho rằng điều đó chưa hoàn toàn đúng.

Bà Cúc cho biết nếu làm phép cộng đơn giản với xe ô tô nhập khẩu, loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3 bằng cách cộng giá nhập khẩu, phí trước bạ và các loại thuế (thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT) thì giá bán đúng là chênh lệch nhiều so với giá gốc.


Tuy nhiên, đó chưa hẳn là nguyên nhân dẫn đến hạn chế sức mua, bảo hộ lớn cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Lý do bà Nguyễn Thị Cúc đưa ra là:

Thứ nhất, ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam bao gồm cả xe từ 24 chỗ ngồi trở lên, xe ô tô tải, không chịu thuế TTĐB chứ không chỉ là loại chịu thuế cao nhất. 

Thứ hai, Việt Nam đã gia nhập WTO, cam kết không phân biệt đối xử giữa hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu nên việc bảo hộ là "không thể tồn tại".

Thuế TTĐB mang tính lịch sử, nguyên nhân tại thời điểm hiện này hạ tầng giao thông Việt Nam còn kém, mức sống người dân chưa cao. "Nhưng sau này sẽ khác" - bà Cúc nhấn mạnh.

Thứ ba, đối với mặt hàng chịu thuế TTĐB là đã nhắm tới chủ trương định hướng sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm đối với đối tượng sử dụng hàng hóa này. Ví dụ xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi có dung tích trên 3.000 cm3 thì chịu mức thuế suất 60% thuế TTĐB, Nhà nước không khuyến khích sử dụng loại xe này.

Ô tô sản xuất trong nước không bị ảnh hưởng nhiều bởi thuế nhập khẩu song vẫn chịu thuế TTĐB phân theo tiêu thức số lượng chỗ ngồi và dung tích xi lanh.

Bà Nguyễn Thị Cúc cho rằng việc áp thuế hướng đến khuyến khích doanh nghiệp tăng tỷ lệ nội địa hóa, phát triển công nghiệp ô tô, hướng đến xuất khẩu...

Như vậy, các doanh nghiệp cần cố gắng tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh, hạch toán đúng giá thị trường để phấn đấu đưa giá thành sản xuất ô tô tương đương, phấn đấu thấp hơn các nước trong khu vực để giảm giá bán sản phẩm. 

Thậm chí, nếu sản xuất được sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài như đề án của các nhà máy sản xuất ô tô đặt ra, thì rõ ràng các doanh nghiệp không phải nộp thuế TTĐB, thuế GTGT khi xuất khẩu mà còn được hưởng hoàn thuế GTGT đầu vào, là những lợi thế không nhỏ cho các nhà sản xuất. 

Ngọc Lan

thunm

Báo công thương

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên