MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thủy điện Sơn La hoàn thành hồ sơ quyết toán gần 8.000 tỷ

Báo cáo Quốc hội về các dự án quan trọng của quốc gia,Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết, công việc còn lại của nhà máy thủy điện Sơn La chỉ là hoàn thành thử nghiệm, hồ sơ quyết toán công trình.

Thủy điện Lai Châu vẫn đang gấp rút cho mục tiêu phát điện tổ máy số 1 vào năm 2016.

Dự án thủy điện Sơn La được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư giữa năm 2001, kế hoạch hoàn thành toàn bộ vào năm 2015. Hiện dự án đã hoàn thành hầu hết các hạng mục công việc. Công trình đã được hội đồng nghiệm thu nhà nước nghiệm thu, đã khánh thành vào cuối năm 2012.

Từ khi phát hiện tổ máy số 1 (tháng 12/2010), tổ máy số 2 (tháng 4/2011), tổ máy số 3 (tháng 8/2011), tổ máy số 4 (tháng 12/2011), tổ máy số 5 (tháng 4/2012), tổ máy số 6 (tháng 9/2012), công tác vận hành nhà máy và công trình đảm bảo an toàn.

Tính đến tháng 9/2013, nhà máy thủy điện Sơn La đã cung cấp gần 19 tỷ kWh cho hệ thống điện, góp phần đáp ứng điện năng cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Hiện nay, công tác thử nghiệm, hiệu chỉnh chế độ chạy bù đồng bộ 3 tổ máy đang được tiếp tục xem xét, xử lý. Cơ quan chức năng cũng đang tiến hành lập hồ sơ quyết toán công trình. Đến tháng 7/2013 đã hoàn thành hồ sơ quyết toán gần 7.988 tỷ đồng, so với tổng giá trị 26.658 tỷ đồng tổng mức đầu tư điều chỉnh (không kể lãi vay trong thời gian xây dựng).

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đánh giá, các bộ ngành địa phương và các đơn vị tham gia xây dựng dự án thủy điện Sơn La đã có nhiều nỗ lực thực hiện nhiệm vụ.

Tuy nhiên, việc thực hiện quyết toán các dự án thành phần đã hoàn thành, công tác thu hồi đất và giao đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh Điện Biên và công tác xây dựng phương án chuyển đổi ngành nghề cho các hộ tái định cư phi nông nghiệp của cả 3 tỉnh nằm trong dự án vẫn còn chậm so với cầu tiến độ.

Thời gian tới, theo báo cáo, nhà máy sẽ hoàn thành công tác thử nghiệm, hiệu chỉnh chế độ chạy bù đồng bộ 3 tổ máy và cơ bản hoàn thành hồ sơ quyết toán công trình trong năm 2013.

Dự án thủy điện Lai Châu, được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư cuối năm 2009, khởi công xây dựng cuối 2010, mục tiêu phát điện tổ máy số 1 năm 2016, hoàn thành công trình năm 2017.

Hiện nhà thầu cơ bản hoàn thành công tác đào hố móng các công trình chính, bắt đầu đổ bê tông đầm lăn từ đầu tháng 3/2013 và đổ bê tông CVC nhà máy từ đầu tháng 4. Việc đổ bê tông đầm lăn đập lòng sông, bê tông CVC nhà máy và cửa nhận nước đang được tập trung triển khai.

Đơn vị thi công cũng đang lắp đặt thiết bị cơ khí thủy công cửa nhận nước và hạ lưu nhà máy, khoan phun gia cố nền và màng chống thấp khu vực đập vai trái và đập lòng sông, đào và đổ bê tông vỏ các hầm tiêu nước ở 2 bờ vai đập, xây dựng hệ thống tiêu thoát nước, đương thi công nội bộ…

Công tác thiết kế dự án, đã hoàn thành thẩm định và phê duyệt tổng dự toán xây dựng công trình vào cuối quý 2 vừa qua. Công tác lập thiết kế bản vẽ thi công và dự toán thiết kế bản vẽ thi công một số hạng mục bị chậm so với tiến độ yêu cầu.

Công tác đấu thầu cung cấp thiết bị công nghệ, chủ đầu tư đã phê duyệt kết quả chỉ định thầy gói thầu thi công xây dựng công trình chính, đang xem xét phê duyệt hồ sơ mời thầu cung cấp trạm phân phối 500kV, tổ chức mời thầu cung cấp 3 máy biến áp, đánh giá hồ sơ đề xuất gói thầu thiết kế chế tạo cung cấp lắp đặt và vận hành các loại cầu trục. Các đơn vị liên quan đã vận chuyển về công trường thiết bị quan trắc đợt I và 68 tấn thiết bị cơ khí thủy công cửa nhận nước, 37 tấn thiết bị cơ khí thủy công đường ống áp lực.

Về quản lý chất lượng, báo cáo cho biết công trình được thực hiện theo quy định. Hội đồng nghiệm thu cơ sở của EVN đã nghiệm thu chống lũ năm 2013. Chủ đầu tư đã báo cáo Hội đồng nghiệm thu nhà nước nội dung này.

Việc thu xếp vốn và giải ngân, hiện EVN đã ký hợp đồng vay 14,5 nghìn tỷ đồng cho dự án từ các ngân hàng thương mại trong nước và đang tiếp tục đàm phán hợp đồng vay tín dụng nước ngoài cho gói thầu cơ điện.

Công trình đang được giải ngân bằng các nguồn vốn vay quỹ bảo hiểm xã hội, vay Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) và vốn tự có của EVN. Tính trong 7 tháng đầu năm, tổng giá trị giải ngân đạt 2.452 tỷ đồng, trong đó vốn xây dựng công trình là 2.113 tỷ đồng, vốn phục vụ di dân tái định cư là 117 tỷ đồng, vốn làm đường giao thông tránh ngập tỉnh lộ 127 đoạn qua Mường Tè - Pắc Ma là 222 tỷ đồng.

Theo Bộ trưởng Hoàng thì việc thi công công trình chính đang bám sát mục tiêu tiến độ. Công tác đầu thầu, cung cấp thiết bị công nghệ và giải ngân cơ bản đáp ứng. Chỉ có việc triển khai các dự án thành phần tại khu tái định cư vẫn chưa đáp ứng tiến độ theo kế hoạch di dân.

Theo Nguyễn Lê

cucpth

VnEconomy

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên