MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tin kinh tế 23/1: Dựng 3 kịch bản đối phó với giá dầu; Có thể tăng giá điện sau Tết

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết, từ nay đến Tết chưa bàn đến chuyện tăng giá điện, mặc dù nhu cầu tăng giá rất rõ ràng, cần thiết, nhất là trong lúc lạm phát đang giảm rất mạnh do giá xăng dầu giảm.

Giá điện có thể điều chỉnh sau Tết?

Trong cuộc trao đổi bên lề với báo chí sau cuộc họp của các thành viên tổ công tác liên ngành 4 bộ về điều hành kinh tế vĩ mô, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết, từ nay đến Tết chưa bàn đến chuyện tăng giá điện, mặc dù nhu cầu tăng giá rất rõ ràng, cần thiết, nhất là trong lúc lạm phát đang giảm rất mạnh do giá xăng dầu giảm.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Vinh, vấn đề tăng giá điện là vấn đề đã được bàn từ lâu vì giá điện Việt Nam thấp hơn các nước rất nhiều. Yêu cầu tính toán để đảm bảo có lợi nhuận là yêu cầu cần thiết cũng như yêu cầu dần dần giá điện tiệm cận với giá thị trường.

Dựng 3 kịch bản ứng phó giá dầu giảm sâu

Tối 22/1, trao đổi với báo chí sau phiên họp tổ liên ngành (KH&ĐT, Tài chính, Công Thương và Ngân hàng Nhà nước), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết, nếu giá xuống 40 USD/thùng, chúng ta có thể phải giảm khai thác 1,8 đến 2 triệu tấn dầu. Mức hụt thu ngân sách năm nay theo các kịch bản ước 40.000-70.000 tỷ đồng.

Theo đó, tổ công tác đã xây dựng 3 kịch bản dựa trên phân tích của các tổ chức kinh tế thế giới. Kịch bản thứ nhất, giá dầu xuống 60 USD/thùng. Kịch bản 2, giá xuống 50 USD/thùng và kịch bản xấu nhất là 40 USD/thùng.

1,82 tỷ USD mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất

Ngày 23/1, tại xã Bình Trị, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất và Công ty TNHH MTV lọc hóa dầu Bình Sơn công bố dự án đầu tư, nâng cấp, mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất.

Dự án mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất từ 6,5 lên 8,5 triệu tấn/năm có tổng mức đầu tư 1,82 tỷ USD, do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam làm chủ đầu tư. Dự án trải rộng trên diện tích hơn 300 ha, gồm 108 ha mặt đất và 196 ha mặt biển.

Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh tăng tốc mạnh ngay từ đầu năm

Tháng 1/2015, kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ, ổn định là động lực để thành phố hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội trong năm 2015.

Tín hiệu tích cực này đã được đưa ra tại phiên họp thường kỳ của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về tình hình kinh tế-văn hóa-xã hội tháng 1 và công tác trọng tâm tháng 2/2015, ngày 23/1.

Hoàn thành cổ phần hóa VEC trong năm 2015

Sáng 23/1, Bộ trưởng Đinh La Thăng chủ trì cuộc họp về Đề án Tái cơ cấu tổng thể mô hình tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC); Phương án cổ phần hóa Công ty mẹ. Cùng dự cuộc họp có Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông; đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Tài chính; Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị liên quan của Bộ GTVT.

Báo cáo về tình hình thực hiện công tác tái cơ cấu VEC, ông Mai Tuấn Anh - Tổng giám đốc VEC cho biết, hiện VEC đã thực hiện được tái cơ cấu nguồn vốn đầu tư 5 dự án đường bộ cao tốc (Cầu Giẽ - Ninh Bình, TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, Nội Bài - Lào Cai, Đà Nẵng - Quảng Ngãi và Bến Lức - Long Thành) …

Năm 2015: Vinatex, NHNN, Vinacomin, MHB sẽ nằm trong “tầm ngắm” của Thanh tra Chính phủ

Theo nội dung tại buổi họp báo quý IV/2014 của Thanh tra Chính phủ diễn ra sáng ngày 23/1/2015, danh mục kế hoạch thanh tra, kiểm tra chính thức của Thanh tra Chính phủ chính thức năm 2015bao gồm nhiều “ông lớn” như: Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex); Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin); Ngân hàng phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long (MHB)l; Ngân hàng Nhà nước (NHNN) …

>>>Dựng 3 kịch bản ứng phó giá dầu giảm sâu

Nguyệt Quế (Tổng hợp)

Trịnh Hường

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên