MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

TPP không chỉ toàn "màu hồng" với Việt Nam?

Từ khi TPP bắt đầu được nhắc đến ở Việt Nam, chưa có một nghiên cứu chính thức nào về tác động của TPP đến nền kinh tế được công bố...

TPP - Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương mà Việt Nam là một trong 12 nước tham gia - là Hiệp định chuẩn mực mới của thế kỷ 21. Hiệp định này hướng tới một khu vực kinh tế chung bao trùm tới 40% GDP toàn cầu và khoảng 25% thương mại thế giới.

Tuy nhiên, kể từ khi TPP bắt đầu được nhắc đến ở Việt Nam, chưa có một nghiên cứu chính thức nào về tác động của TPP đến nền kinh tế được công bố. Những đánh giá chủ yếu được thu thập từ ý kiến, tham luận của các chuyên gia tại các cuộc hội thảo; từ các diễn đàn hay tập trung vào một số ngành, lĩnh vực cụ thể. Hôm 3/8, lần đầu tiên, một nghiên cứu định lượng tác động của TPP đến kinh tế vĩ mô Việt Nam đã được Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội công bố.

Theo nghiên cứu này, GDP Việt Nam sẽ tăng tới 2% nếu gia nhập TPP, trong khi mức thay đổi của các quốc gia còn lại đều dưới 1%; đầu tư toàn xã hội cũng tăng ấn tượng nhất trong các nước, lên tới 30%. Nghiên cứu này đã chỉ ra 6 tác động lớn nhất của TPP đến nền kinh tế Việt Nam, đó là:

- Nhập khẩu gia tăng trong khi xuất khẩu có xu hướng giảm;

- Khi TPP được thực thi, các dòng thuế quan sẽ giảm dần về 0%, khiến cho doanh thu về thuế giảm;

- Việc tham gia TPP không chỉ đòi hỏi các nước tham gia cắt giảm các hàng rào thuế quan mà còn đòi hỏi cắt giảm những hàng rào phi thuế quan như các chi phí vận chuyển, thủ tục chờ đợi nhập khẩu…;

- Khẳng định sự cấp thiết phải tiến hành cải cách thể chế, tự do hoá thị trường các yếu tố đầu vào như lao động, vốn, đất đai;

- Các nước sẽ có xu hướng áp dụng các hàng rào kỹ thuật thay thế để bảo vệ các ngành sản xuất nội địa của mình;

- Với những ưu đãi khi gia nhập TPP, đầu tư của Việt Nam sẽ tăng mạnh với sự gia tăng của các dòng thương mại. Vốn đầu tư Việt Nam sẽ có thêm gần 13 tỷ USD, xấp xỉ mức tăng của Nhật Bản và gần gấp đôi mức tăng của Australia, Malaysia và Mỹ.

Vốn đầu tư ồ ạt đổ vào Việt Nam nhưng đi kèm với những yếu kém nội tại nền kinh tế, sự phụ thuộc lớn vào nhập khẩu và đầu tư nước ngoài khiến các chuyên gia kinh tế cảnh báo có thể khiến TPP sẽ không toàn "màu hồng", không có "đại tiệc" hay Việt Nam không thể tự mãn.

Để phân tích sâu hơn về những điều này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

 

PV

Theo VTV

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên