MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Triển vọng thương mại Việt Nam "sáng" chưa từng có với 14 hiệp định thương mại tự do sắp hoàn tất

Hầu hết các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia đàm phán và ký kết, các cam kết cắt giảm thuế đều ở mức 80% trở lên đã mở ra nhiều cơ hội cho xuất khẩu, song cũng tạo nên những áp lực cạnh tranh trên chính sân nhà.

Tính đến cuối năm 2015, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với hơn 200 quốc gia và vũng lãnh thổ. Với triển vọng hoàn tất 14 hiệp định thương mại tự do (FTA) trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có quan hệ thương mại tự do với 55 đối tác. Đây là nền tảng cơ bản để Việt Nam hội nhập quốc tế ở tầm cao mới, mở ra không gian hợp tác phát triển rộng lớn trong tương lai.


Nguồn: Bộ Tài chính

Nguồn: Bộ Tài chính

Năm 2015 được đánh giá là năm đạt được kết quả hội nhập kinh tế quốc tế rất tích cực khi Việt Nam đã ký kết Hiệp định thương mại tự do với Liên minh kinh tế Á-Âu, Hàn Quốc; kết thúc đàm phán FTA với EU và TPP. Với kết quả này, Việt Nam đã có Hiệp định thương mại tự do với 55 nền kinh tế thế giới, trong đó có 17/20 đối tác G20 và 7/7 đối tác của G7,… mở ra thị trường rộng lớn cho doanh nghiệp và hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Hầu hết các cam kết về thuế nhập khẩu trong các FTA đã ký kết đều ở mức từ 80% trở lên, đã mở ra nhiều cơ hội cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các nước và vùng lãnh thổ này. Tuy nhiên, việc tận dụng được cơ hội này hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào chính sự chuẩn bị nguồn lực, năng lực của doanh nghiệp.

Ông Hà Huy Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Bộ Tài chính cho biết, tỷ trọng xuất nhập khẩu thương mại của Việt Nam với các FTA, các khối như Hoa Kỳ chiếm 12%, EU: 12%, ASEAN: 14% và Trung Quốc: 20,1%...

"Đây đều là những nước nước mà Việt Nam có hiệp định và vừa kết thúc đàm phán, chiếm khoảng 80% tổng kim ngạch xuất khẩu. Điều này chứng minh là Việt Nam đang ký kết, đàm phán các hiệp định với các nước, đều có vai trò trong điều chỉnh cho dòng thương mại chính của Việt Nam trong thời gian tới" - Ông Tùng nhận định.

Đồng thời, nhìn vào tổng thể quan hệ thương mại cho thấy Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ các nước trong khu vực như Trung Quốc và ASEAN, Hàn Quốc... trong khi Việt Nam lại xuất khẩu mạnh sang Nhật Bản, Hoa Kỳ và EU. Do đó, việc đàm phán, ký kết FTA mới như EVFTA, TPP... được kỳ vọng sẽ tạo cơ hội cho Việt Nam cân bằng cán cân thương mại và gia tăng hơn nữa chất lượng hàng hóa xuất khẩu.

Cẩm An

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên