MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trung Quốc tiếp tục phá giá đồng NDT: DN Việt thêm lo lắng

Hoạt động xuất khẩu nông thủy sản sang Trung Quốc được nhận định là sẽ ngày càng “nan giải” hơn khi nước này liên tiếp phá giá đồng nhân dân tệ.

Trong sáng ngày 13/8, tỷ giá tham chiếu do Ngân hàng Trung ương Trung Quốc thiết lập đã giảm ngày thứ ba liên tiếp, xuống mức 1,1% đã khiến cho nhiều DN xuất khẩu nông, thủy sản sang thị trường này “đứng ngồi không yên”.

Ông Trần Ngọc Hiệp - Phó Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam, Chủ tịch Công ty TNHH Thanh Long Hoàng Hậu, cho biết hiện giá thanh long xuất sang Trung Quốc đang giảm giá thê thảm. Từ mức trên 20.000 đồng/kg nay đã rớt xuống còn khoảng 9.000 – 10.000 đồng/kg, khiến DN gặp nhiều khó khăn để đẩy mạnh xuất khẩu.

Như lửa đốt vì tỷ giá

“Xuất khẩu sang Trung Quốc cũng phải quy đổi sang đồng USD. Nhưng giờ NDT đã mất giá hơn 3,5% so với USD, nên chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu của DN trong thời gian tới. Theo tính toán của chúng tôi, mức giá xuất vào nước này có thể giảm thêm từ 2 – 5%” - Ông Hiệp đánh giá.

Đối với ngành điều, bài toán xuất khẩu sang Trung Quốc càng nan giải khi 6 tháng đầu năm, lượng xuất khẩu giảm 0,46%.

Theo tính toán của ông Nguyễn Đức Thanh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam, nếu đồng NDT tiếp tục phá giá lên tới 10%, mà VND chỉ phá giá 1 – 2%, thì xuất khẩu sẽ giảm khoảng 8 – 9%.

Cũng bởi hiện ngành điều có khoảng 345 DN, đa phần là DN nhỏ và vừa xuất chủ yếu sang Trung Quốc.

Đặc biệt, có nhiều mã hàng điều xuất khẩu chỉ bán được sang thị trường này, nên nếu đồng NDT tiếp tục phá giá, ông Thanh lo ngại sẽ làm giảm lượng xuất khẩu, dẫn tới giảm kim ngạch.

Xuất khẩu nông, thủy sản đã giảm mạnh trong 7 tháng đầu năm với kim ngạch đạt 16,93 tỷ USD, giảm 3,6%. Trong đó Trung Quốc chiếm tới 89,36% thị phần, nên mức sụt giảm của hầu hết các mặt hàng chủ lực đều tập trung ở thị trường này.

Giải bài toán phụ thuộc Trung Quốc

Với đà giảm như vậy, các DN lo ngại rằng nếu đồng NDT tiếp tục phá giá mạnh, hoạt động xuất khẩu trong thời gian tới sẽ càng khó khăn hơn. Trong khi đó, mức điều chỉnh tỷ giá ở biên độ +/-2 ngày 12/8 vừa qua của Ngân hàng Nhà nước chưa đủ để hỗ trợ xuất khẩu.

“Việc điều chỉnh tỷ giá trong biên độ +/-2% của Ngân hàng Nhà nước cũng tháo gỡ phần nào cho DN xuất khẩu thôi. Do đó, bài toán điều hành tỷ giá trong thời gian tới cần được cân nhắc để nâng cao hơn nữa sức cạnh tranh cho hàng xuất khẩu”, ông Thanh nói.

Việc lệ thuộc vào Trung Quốc trong xuất khẩu nông, thủy sản đang khiến cho DN ngày càng gặp nhiều rủi ro hơn tại thị trường này.

Do đó, các chuyên gia cho rằng để tránh lệ thuộc vào nước này, về lâu dài việc đa dạng hóa thị trường là vấn đề mà các DN cần tính đến giảm bớt khó khăn.

Đơn cử với ngành điều, ông Thanh cho biết từ việc chiếm tỷ lệ 38% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành, Trung Quốc hiện chỉ chiếm 18,6%. Tuy nhiên, để mở rộng thêm thị trường xuất khẩu không phải là chuyện đơn giản, do đa phần các DN hiện đều có quy mô nhỏ, nguồn lực hạn chế.

Còn theo ông Hiệp, để tránh lệ thuộc Trung Quốc và nâng cao giá trị xuất khẩu, cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm. Bởi có như vậy, DN xuất khẩu mới có thể xuất được vào những thị trường khó tính như Mỹ, EU hay Nhật Bản… với giá trị cao.

 

Cẩm An

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên