MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

TS. Lê Xuân Nghĩa: Việt Nam sắp bước qua thời kỳ tăng trưởng ngắn hạn

Các chỉ số cơ bản của nền kinh tế như chỉ số tài chính, chỉ số giá nhập khẩu đầu vào cuối 2015 đều suy giảm cho thấy Việt Nam vừa trải qua một chu kỳ tăng trưởng ngắn hạn. Tuy nhiên, Việt Nam sẽ đón vận hội tăng trưởng dài hạn...

TS. Lê Xuân Nghĩa
TS. Lê Xuân Nghĩa
Chuyên gia tài chính ngân hàng
75 bài viết

Chia sẻ tại hội thảo “Toàn cảnh thị trường tài chính – bất động sản 2015 và dự báo 2016” mới đây,  TS. Lê Xuân Nghĩa- Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển kinh doanh (BDI) cho biết, Việt Nam sắp bước qua thời kỳ tăng trưởng ngắn hạn và đang trên đà suy giảm kinh tế.

Theo ông Nghĩa, các chỉ số cơ bản của nền kinh tế như chỉ số tài chính, chỉ số giá nhập khẩu đầu vào cuối 2015 đều suy giảm cho thấy Việt Nam vừa trải qua một chu kỳ tăng trưởng ngắn hạn. Nhập khẩu máy móc và thiết bị đang suy giảm. Chỉ số PMI suy giảm, chỉ số hoạt động kinh tế cũng suy giảm.

Tuy nhiên, ông Nghĩa cũng nhấn mạnh đây chỉ là sự suy giảm ngắn hạn trong giai đoạn từ quý II/2015 đến hết quý I/2016. Nhưng xu thế tăng trưởng chung vẫn là dài hạn, thêm nữa hàng loạt hiệp định thương mại tự do như TPP sẽ giúp cho xu thế tăng trưởng dài hạn này thêm vững chắc.

“Chiều hướng kinh tế sẽ suy giảm ngắn hạn, gặp vận hội tăng trưởng dài hạn. Chu kỳ giảm ngắn hạn nhưng chu kỳ tăng trưởng dài hạn. Xu hướng tăng trưởng dài hạn vững chắc nhờ việc tham gia các FTA và TPP” – ông Nghĩa cho biết.

Theo ông Nghĩa, TPP mở ra cơ hội rất lớn cho ngành dệt may Việt Nam. Đơn cử, cứ 1 tỷ USD từ ngành sẽ tạo ra thêm 250.000 lao động mới, ông Nghĩa dự kiến trong 1 năm như vậy sẽ tạo thêm khoảng 10 tỷ USD. Năng suất lao động của Việt Nam nhờ thế sẽ ngày càng tăng lên.

Khi Việt Nam tham gia vào TPP, sẽ có khoảng 2,5 – 3 triệu người dịch chuyển từ nông thôn ra đô thị, làn sóng đô thị hóa lần thứ hai xuất hiện, cải thiện tình hình năng suất lao động quá thấp trong thời gian vừa qua.

Ông Nghĩa dự báo, bắt đầu quý II/2016 chúng ta sẽ tiếp tục đà tăng trưởng dài hạn. Nếu loại bỏ yếu tố mùa vụ, mọi chỉ số vẫn cho thấy Việt Nam đang bước vào quá trình tăng trưởng dài hạn.

Mặc dù khẳng định sự tăng trưởng chắc chắn của Việt Nam nhưng vị chuyên gia này cũng nhận định, có 2 vấn đề đáng lo ngại đối với kinh tế Việt Nam trong thời gian tới là lãi suất có xu hướng tăng và tình hình tỷ giá hối đoái.

Bên cạnh đó, một mối lo ngại khá lớn đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam chính là nợ công đang tăng cao, khiến nhiều nhà đầu tư lo lắng.

 

Nguyệt Quế

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên