MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

TS Lê Xuân Nghĩa: Năm 2013, thế giới phục hồi yếu ớt thì Việt Nam vẫn trong chu kỳ tăng trưởng thấp

Ông Nghĩa cho rằng năm 2012 lạm phát được kiềm chế là do giá lương thực thực phẩm đã giảm suốt từ tháng 1 đến tháng 10, nếu năm sau giá lương thực tăng lại thì rủi ro lạm phát vẫn còn.

TS Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách Tiền tệ quốc gia đánh giá về báo cáo của Nhóm nghiên cứu Học viện Ngân hàng, ông Nghĩa cho rằng đây là lần đầu tiên trong hệ thống có báo cáo về toàn ngành và được làm công phu áp dụng mô hình khá hiện đại, đưa ra đánh giá đặc biệt dự báo làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách.

Đánh giá về mặt được của NHNN, ông Nghĩa cho rằng trong điều kiện lòng tin suy giảm nghiêm trọng như năm nay, NHNN vẫn kiềm chế lạm phát, đảm bảo thanh khoản và chấn chỉnh thị trường liên ngân hàng là cố gắng vượt bậc của NHNN, thành tựu về ổn định vĩ mô theo nghị quyết 11 về cơ bản là làm được.

Tuy nhiên ông Nghĩa lưu ý về 2 điểm trong báo cáo của Nhóm Nghiên cứu HVNN. Thứ nhất, đưa ra nhận định thị trường 2 năm tăng trưởng tín dụng thấp nhưng GDP cao thì phải cẩn thận, vì với một nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào vốn như nước ta tăng trưởng tín dụng giảm mạnh trong 3 năm trở lại đây cũng khiến GDP giảm rất mạnh, GDP năm 2012 thấp nhất kể từ năm 1999.

Chúng ta cần lưu ý đến chỉ số ICOR (hiệu quả sử dụng vốn) - tổng đầu tư xã hội còn bao gồm cả FDI, ngân sách nhà nước chỉ không riêng gì tăng trưởng tín dụng.

Năm 2011 tổng đầu tư toàn xã hội đạt 30,6% GDP, tăng trưởng GDP năm nay phụ thuộc vào tổng đầu tư của năm trước, GDP năm nay đạt 5,02%, nhưng tổng đầu tư xã hội năm nay xuống còn 29,5% thì GDP năm sau như thế nào đây. Cả thế giới năm sau có thể phục hồi yếu ớt thì Việt Nam vẫn chìm trong chu kỳ tăng trưởng thấp.

Thứ hai, trong dự báo lạm phát của Nhóm nghiên cứu nêu khá rõ lạm phát 2012 thấp, ông Nghĩa lưu ý lạm phát năm 2012 thấp vì mức giá lương thự 2012 giảm từ tháng 1 đến tháng 9, giá thực phẩm 2012 giảm từ tháng 3 đến tháng 10, nếu hai thứ này tăng như các mặt hàng khác thì CPI năm nay chắc chắn trên 10%.

Nếu tính lạm phát cơ bản thì tính đến cuối tháng 11 đến 10,7%, nếu tính cả năm thì có thể 11,5% điều đó cho thấy rằng chúng ta đã nỗ lực chống lạm phát bằng tất cả các công cụ, lạm phát xuống thấp là nhờ giá lương thực thực phẩm giảm mạnh.

Liệu giá lương thực có giảm nữa không, nông phẩm có tính chu kỳ, năm nay thấp năm sau chưa chắc đã thấp, vì vậy trong cảnh báo rủi ro lạm phát chưa nhắc đến giá lương thực thực phẩm vì nó chiếm 40% tỷ trọng của rổ hàng hóa.

Về kịch bản nợ xấu của nhóm nghiên cứu, có thể xử lý được không, cần bao nhiêu tiền và mất bao nhiêu lâu? Ông Nghĩa cho biết phần lớn nợ xấu tập trung vào “dăm bảy” NHTM, các công thức tính toán không thể xử lý nổi, trích lập dự phòng rủi ro của toàn hệ thống 75.000 tỷ nhưng những NHTM nợ xấu lớn lại không trích lập đủ dự phòng rủi ro (không thể điều dự phòng rủi ro từ ngân hàng thừa sang ngân hàng thiếu được).

Có những ngân hàng nợ xấu 40% nhưng không ai biết gì, chưa ai cảnh báo cho họ bởi họ chưa hề có tai tiếng gì trên thương trường. Nếu nợ xấu lớn như vậy thì mọi tính toán của chúng ta đều trở nên vô nghĩa.

Các ngân hàng nhỏ không thể thu hút được vốn trên liên ngân hàng phải “xông ra” thị trường dân cư. Ông Nghĩa yêu cầu phải xử lý các ngân hàng này trước, gom các ngân hàng nhỏ và yếu kém vào và quốc hữu hóa, nếu không sẽ rất khó xử lý nợ xấu. Nếu để tình hình này kéo dài Chính phủ sẽ rất khó xử lý, làm việc gì cũng bị vướng.

Phương Mai

phuongmai

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên