MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

TS. Võ Trí Thành: “Cách kinh doanh tại Asean đã thay đổi hoàn toàn”

“Trò chơi” đầu tư và khối dịch vụ đi cùng phân khúc phân mảng… giờ đã khác xưa”, ông Thành nói tại một hội nghị ở TP. HCM.

Sáng nay, ngày 7/5 tại TP. HCM, Hội nghị Giải pháp liên kết XNK trước thềm ASEAN + do Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP.HCM đồng tổ chức.

Thuế quan giảm nhưng các hàng rào khác gia tăng

Năm 2013, kim ngạch XNK của Việt Nam đối với thị trường ASEAN là 18,5 tỷ USD, tăng 6,7% so với 2012; kim ngạch nhập khẩu đạt 21,3 tỷ USD, tăng 2,8% so cùng kỳ. Khi cộng đồng kinh tế Asean (Ace) được thành lập, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có thị trường rộng hơn, cả trong khu vực và các thị trường mà asean đã có hiệp định FTA như Hàn Quốc, Nhật Bản…

Thuận lợi lớn nhất mà các doanh nghiệp Việt Nam được hưởng từ ACE đó chính là cơ hội về cắt giảm thuế quan. Trong đó có Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) với hơn 99% tổng số dòng thuế về 0%; các hiệp định ASEAN+1 FTA với 6 đối tác gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, ấn Độ, Australia và New Zealand.

“Thuế quan giảm nhưng các hàng rào khác gia tăng”, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương cho biết.

Trong đó, việc không đáp ứng đủ điều kiện về quy tắc xuất xứ cũng có thể là một trở ngại làm doanh nghiệp Việt Nam không thể hưởng ưu đãi về thuế đã được cắt giảm.

Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ chịu sức ép cạnh tranh từ hàng hóa nhập khẩu , sản phẩm, dịch vụ, đầu tư của các doanh nghiệp có tiềm lực lớn, ưu thế về dịch vụ trên thế giới trong các nước Asean khác như Singapore, Malaysia, Indonesia… hay những yêu cầu ngày càng cao về phòng vệ thương mại như chống bán phá giá, chống trợ cấp… đang có xu hướng gia tăng.

Ông Trần Thanh Hải cũng đưa ra một số yếu tố chưa bền vững của xuất khẩu của Việt Nam hiện nay như phụ thuộc nhiều vào giá thế giới, nhất là về nông nghiệp; phụ thuộc nhiều vào một nhóm hàng; nhóm hàng công nghiệp giá trị gia tăng thấp, công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển…

Ông cũng đề ra định hướng phát triển cho xuất khẩu. Trong đó, về nhiên liệu, khoảng sản: giảm xuất khẩu thô, tăng đầu tư cho sản phẩm chế biến. Nông lâm, thủy sản: nâng cao năng suất, chất lượng giá trị gia tăng …

Cơ hội kinh doanh nằm ở đâu?

“Cách kinh doanh hiện nay đã thay đổi hoàn toàn”, ông Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Việt Nam nói tại hội nghị.

Ông Thành cho rằng yếu tố năng động nhất trong kinh doanh trong 10-15 năm qua là xuất nhập khẩu hàng hóa trung gian, hàng linh kiện, phụ kiện phụ tùng.

“Điều này nói lên điều gì? nói lên “trò chơi” đầu tư và khối dịch vụ đi cùng phân khúc phân mảng… đã khác xưa”, ông cho biết thêm.

Vậy doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì? Chúng ta cần phải nắm bắt và tận dụng cơ hội kinh doanh trong đó cần hiểu và sử dụng các công cụ phòng chống rủi ro biến động (như các công cụ phái sinh, bảo hiểm…).

doanh nghiệp nhận thức và đảm bảo yêu cầu tiêu chuẩn, các hàng rào kỹ thuật nhất là tại các thị trường phát triển; nhận thức vấn đề ổn định kinh tế vĩ mô và thay đổi chính sách.

Ông cũng cho rằng để tìm kiếm cơ hội sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần mở rộng thị trường xuất khẩu, dựa trên cam kết và lợi thế so sánh.

Doanh nghiệp cần “chen chân” sản xuất kinh doanh theo phân khúc, theo mạng, cụm, chuỗi; kinh doanh lĩnh vực ngành nghề mới phát triển như công nghệ “xanh”; tham gia phát triển kết cấu hạ tầng…

Theo Huyền Trâm

cucpth

Bizlive

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên