MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vì sao hơn 10.000 cán bộ công nghệ nghiên cứu nông nghiệp nhưng thành tựu chưa đáng kể?

Đó là ý kiến của Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ Nguyễn Quân về thành tựu ứng dụng khoa học và công nghệ trong nông nghiệp trong chương trình Dân hỏi – Bộ trưởng trả lời ngày 14/12.

Bộ trưởng Nguyễn Quân đã có những chia sẻ thẳng thắn về thành tựu và những bất cập của khoa học công nghệ trong ngành nông nghiệp Việt Nam trong chương trình Dân hỏi – Bộ trưởng trả lời ngày 14/12.

Thứ nhất, về vấn đề tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, báo cáo của Bộ Khoa học và công nghệ cho biết, Việt Nam có trên 10.000 cán bộ công nghệ đang trực tiếp nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp với tổng vốn đầu tư lên tới hàng ngàn tỷ đồng.

Tuy nhiên, thành tựu công nghệ dành cho ngành nông nghiệp vẫn chưa đáng kể. Việt Nam vẫn phải đối mặt với tình trạng mất mùa, mất giá do chưa cập nhật được công nghệ chế biến, bảo quản hiện đại của nước ngoài.

Bộ trưởng Nguyễn Quân cho biết, thực tế kinh phí dành cho nghiên cứu khoa học công nghệ trong ngành nông nghiệp không lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Bởi trong số hàng ngàn tỷ đó có khoảng 30-40% dành cho chi thường xuyên (trả lương) và chỉ có trên dưới 60% dành cho nghiên cứu.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Nguyễn Quân cũng thừa nhận, còn nhiều bất cập trong ứng dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp. Nếu như nói rằng ngành nông nghiệp của chúng ta chưa có bước phát triển đáng kể thì chưa khách quan. Bởi Việt Nam từ một nước nhập khẩu lương thực, đến nay đã là một quốc gia có thứ hạng trên thế giới về xuất khẩu gạo. Một năm xuất khẩu nông sản và thủy sản có thể đạt 30 tỷ USD; chiếm khoảng trên 20% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước.

Nếu như nông sản, thực phẩm Việt Nam không đạt tiêu chuẩn quốc tế thì chúng ta không thể xuất khẩu một lượng lớn đến vậy. Về tổng thể, Việt Nam đã có nhiều mô hình sản xuất lớn, như Công ty bảo vệ thực vật An Giang có 2 viện nghiên cứu nằm trong doanh nghiệp. Phía Bắc có nhiều đơn vị khoa học công nghệ ở các tỉnh Thái Bình, Nghệ An … đã làm rất tốt việc đầu tư cho nông nghiệp và đạt hiệu quả cao.

Thứ hai, giá nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam chưa có tính cạnh tranh cao, mà 1 trong những nguyên nhân chính là do chưa có khâu bảo quản thực phẩm tốt. Cách đây hơn 1 năm, vào tháng 6/2013, Bộ Khoa học và công nghệ đã áp dụng công nghệ tiên tiến của Nhật Bản và Israel trong bảo quản nông phẩm. Tuy nhiên, tại sao lại xảy ra liên tiếp những vụ “được mùa mất giá” đối với cà chua, thanh long, cá ngừ, tôm …?

Theo Bộ trưởng Nguyễn Quân, 1 năm là quãng thời gian đủ dài, nhưng để làm chủ công nghệ và đưa vào sản xuất ở quy mô công nghiệp là chưa đủ. Năm ngoái, Bộ KHCN đã tiếp cận thông nghệ kép của Nhật và của Israel để bảo quản rau quả. Việt Nam đã làm chủ công nghệ kép và tiến hành thành công trên cá ngừ, tôm sú và 1 container vải của VN được bảo quản bằng công nghệ kép được đưa đến thị trường Nhật Bản và đã được đánh giá cao.

Tương tự đối với cá ngừ, Bộ Công nghệ đang đầu tư một nhà máy chế biến cá ngừ tại tỉnh Phú Yên. Với thiết bị câu cá ngừ đã làm chủ được, sắp tới cá ngừ đại dương của Phú Yên và Bình Định có thể sang Nhật Bản nhiều hơn và bán được giá hơn.

Thứ ba, đến thời điểm này, câu chuyện về thực phẩm biến đổi gen vẫn là một câu chuyện mang tính thời sự. Trong đó, việc cho phép sản xuất các loại lương thực, ngũ cốc biến đổi gen là “lợi bất cập hại”, vì tuy giúp chúng ta bớt phụ thuộc vào nhập khẩu nhưng thay vào đó lại bị phụ thuộc vào giống, trong khi tác động của những loại cây trồng này đến sức khỏe và môi trường vẫn chưa được kiểm định.

Trên thế giới có 2 xu hướng trái ngược nhau. Một số quốc gia tích cực với cây trồng biến đổi gen như Hoa Kỳ và một số nước Châu Á. Trong khi đó, các nước Châu Âu có xu hướng ngược lại, thận trọng và không muốn sử dụng cây trồng biến đổi gen, đặc biệt là đối với cây lương thực và ngũ cốc.

Ở việt Nam, trong nhiều năm qua đã trồng thử nghiệm ba loại cây biến đổi gen: bông, đỗ tương, ngô. Tuy nhiên, đến thời điểm này chưa có nghiên cứu chứng minh ảnh hưởng của cây ngô và đỗ tương đến sức khỏe con người. Thực tế trong nhiều thập kỷ qua, Hoa Kỳ, Nhật Bản và một số nước khác đã cho canh tác diện tích cây trồng biến đổi gen rất lớn.

Bộ trưởng Nguyễn Quân cho rằng, lo ngại của người nông dân là hợp lý khi chúng ta sẽ phụ thuộc về giống vì chưa làm chủ được khâu giống đối với cây trồng vật nuôi. Hiện nay, VN chưa xác định mốc thời gian chính xác nhưng Bộ Công nghệ sẽ sớm nghiên cứu tác động lâu dài của công nghệ biến đổi gen và làm chủ nó.

Ngành nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước vận hội lớn

Nguyệt Quế

huongtt

Tài chính Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên