Qua số liệu khảo sát tại các ngành nghề lĩnh vực (LĐ có thu nhập thấp), mức chi tiêu trung bình cho nhu cầu sinh hoạt hằng tháng của NLĐ ở vùng I là 4,78 triệu đồng, tăng 6,8%; vùng II là 4,13 triệu đồng, tăng 10,5%; vùng III là 3,85 triệu đồng, tăng 8,5%; vùng IV là 3,31 triệu đồng, tăng 6,2%. Có 13,3% số NLĐ trả lời thu nhập không đủ sống; 24,5% phải chi tiêu tằn tiện và rất dè sẻn; 49,8% vừa đủ trang trải cuộc sống; chỉ có 12,3% cho biết có tích luỹ. Khi được hỏi “có tiền tiết kiệm không?” , 47,0% số NLĐ trả lời “không có”; 53,0% trả lời “có” nhưng số tiền không cao. 
Cụ thể, mức tiết kiệm hằng tháng của NLĐ dưới 200 ngàn đồng là 4,8%; từ 200 - 500 ngàn đồng là 17,2%; từ 500 - 1 triệu đồng là 18,3%; mức trên 1 triệu đồng/tháng là 12,8%. Đánh giá mức độ hài lòng với việc làm và thu nhập hiện tại, có 21,7% số NLĐ “không hài lòng”; 56,7% “tạm hài lòng” và 21,5% “hài lòng”. Ở vùng I, mức độ “hài lòng” đạt 22,9%; vùng II là 20,6%; vùng III là 17,6%; vùng IV là 27,6%.

Kết quả khảo sát tại các DN, mức sống tối thiểu của NLĐ, tính theo nhu cầu tối thiểu (cả nuôi con) cho thấy, vùng I là 3,996 triệu đồng/tháng, tăng 3,0% so với năm 2013; vùng II là 3,423 triệu đồng, tăng 6,9%; vùng III là 2,973 triệu đồng, tăng 5,1%; vùng IV là 2,481 triệu đồng, tăng 7,1%. Mức sống tối thiểu của NLĐ theo khảo sát (Đơn vị: 1.000 đồng) - xem bảng 1.

Nhìn vào bảng trên thấy, chi phí cho nhu cầu lương thực, thực phẩm tại các vùng I, II, III thấp hơn so với chi cho nhu cầu phi lương thực, thực phẩm. Cụ thể, tỉ lệ chi phí cho nhu cầu lương thực, thực phẩm so với mức sống tối thiểu tại vùng I là 40,2%; vùng II là 45,1%; vùng III là 48,6%; vùng IV là 51,8%.[2]

Căn cứ vào kết quả khảo sát năm 2014, từ dự báo tỉ lệ lạm phát ước tính 6,5% năm 2014 - 2016, chưa tính đến yếu tố chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, với năng suất LĐ, mức tăng tiền lương trên thị trường, nhóm nghiên cứu tính toán mức sống tối thiểu (cả nuôi con) cho các năm từ 2015 - 2017 như sau: Mức sống tối thiểu theo tính toán của nhóm khảo sát từ 2014-2017, (Đơn vị: 1.000 đồng) - xem bảng 2.

Với kết quả trên, nhóm nghiên cứu nhận thấy, rất khó có thể điều chỉnh mức lương tối thiểu bảo đảm mức sống tối thiểu của NLĐ vào năm 2015 theo Kết luận 23/KL - TƯ, ngày 29.5.2012 của Hội nghị lần thứ 5 BCH T.Ư Đảng khoá XI đề ra.

Tham khảo kết quả nghiên cứu của Bộ LĐTBXH (cơ quan Thường trực giúp việc Hội đồng Tiền lương quốc gia) thì mức sống tối thiểu của NLĐ (có tính nuôi con) các vùng năm 2014 như sau: Vùng I là 3,580 triệu đồng; vùng II là 3,160 triệu đồng; vùng III là 2,870 triệu đồng; vùng IV là 2,470 triệu đồng. Căn cứ kết quả của khảo sát mức sống tối thiểu dân cư 2012 của Tổng cục Thống kê, sau đó tính theo hệ số trượt giá năm 2012 (6,8%) và 2013 (6,04%) thì mức sống tối thiểu của NLĐ (có tính nuôi con) các vùng năm 2014 là: Vùng I là 6,827 triệu đồng; vùng II là 4,116 triệu đồng; vùng III là 3,114 triệu đồng; vùng IV là 2,451 triệu đồng.

Căn cứ Kết luận số 63-KL/TW ngày 27 tháng 5 năm 2013 của Hội nghị T.Ư 7, BCH T.Ư Đảng khoá XI “Từng bước điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng phù hợp với tình hình SXKD và nhu cầu tối thiểu của NLĐ” thì mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ ban hành đang áp dụng theo Nghị định 182/2013/NĐ - CP, chỉ đạt từ 68 - 77% mức sống tối thiểu năm 2014. Vì vậy, nhóm nghiên cứu đề xuất:

Phương án 1: Điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng đáp ứng mức sống tối thiểu của NLĐ vào năm 2017. Phương án này thể hiện sự chia sẻ của tổ chức CĐ đối với hoạt động của DN. Đây là phương án mang tính khả thi cao. Cụ thể các mức lương tối thiểu đề xuất theo vùng từ 2015 - 2017 như sau: Đề xuất mức tiền lương tối thiểu vùng năm 2015 - 2017, (Đơn vị: 1.000 đồng) - xem bảng 3.

Theo phương án 1 ở bảng trên, mức điều chỉnh tiền lương tối thiểu các vùng năm 2015 tăng thêm so với năm 2014 từ 300 - 600 ngàn đồng (đạt tỉ lệ từ 15,8 - 22,2%), đáp ứng khoảng 84 - 89% mức sống tối thiểu của NLĐ.

Phương án 2: Trong điều kiện khủng hoảng kinh tế, SX chưa thật sự phục hồi, để tiền lương tối thiểu đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ vào năm 2016, đòi hỏi phải có quyết tâm lớn và sẵn sàng chia sẻ vì NLĐ của các bên trong Hội đồng Tiền lương quốc gia. Bởi, việc điều chỉnh mức lương tối thiểu tăng từ 400 ngàn đồng - trên 1 triệu đồng/tháng, tăng khoảng 24 - 30% tuỳ theo vùng, sẽ là quyết định khó khăn và không có sự đồng thuận cao. Cụ thể: Đề xuất mức tiền lương tối thiểu vùng năm 2015, 2016, (Đơn vị: 1.000 đồng) - xem bảng 4.

Theo phương án này, thì mức điều chỉnh tiền lương tối thiểu các vùng năm 2015 tăng thêm so với năm 2014 từ 400 - 800 ngàn đồng (với tỉ lệ từ 21 - 30%) đáp ứng khoảng 82 - 87% mức sống tối thiểu năm 2015 của NLĐ.


Lương tối thiểu 2015 có thể tăng 10%