MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Việt Nam "kém" vẫn hút FDI: Nước ngoài biết "bôi trơn" thắng lớn

“Dù nói rằng môi trường kinh doanh ở Việt Nam kém nhưng còn nhiều lý do khác phía sau khiến các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn quan tâm”.

TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương đã chỉ ra nhiều lý do để thấy dù rằng môi trường kinh doanh Việt Nam được đánh giá là kém, song tại đây các doanh nghiệp đến đầu tư vẫn có lợi nên họ vẫn đang chọn Việt Nam là điểm đến.

Kém thì quá rõ rồi

Theo TS Lê Đăng Doanh, đánh giá về môi trường kinh doanh của Việt Nam kém thì điều đó đã rõ ràng vì đã được xác nhận bởi nhiều nguồn, từ Diễn đàn kinh tế thế giới tới Ngân hàng Thế giới (WB).

Theo đó biểu hiện rõ nhất của các nhận định này là việc điều hành kém, hệthống hành chính cồng kềnh cùng với hàng loạt phí (trong đó cả việc tiêu tốn thời gian và phí bôi trơn) khiến cho môi trường bị méo mó.

Chỉ đơn giản nhìn từ việc nộp thuế, hiện tượng doanh nghiệp bị “hành” qua nhiều thủ tục dẫn đến họ phải tiêu tốn tới 872 giờ một năm cho việc này. Trong khi đó với một nước kém nhất cũng chỉ mất khoảng 300 giờ thì đủ để thấy sự hành chính hóa và nhũng nhiễu cỡ nào.

“Thế nhưng bù lại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam lại được ưu đãi cao cộng với lao động giá rẻ và Việt Nam có vị thế chiến lược. Thêm nữa sắp tới Việt Nam ký kết hàng loạt hiệp định thương mại tự do giúp các doanh nghiệp có thể xuất khẩu vào thị trường khác mà không phải nộp thuế xuất nhập khẩu. 

Do đó họ vẫn vào Việt Nam và điều này không có gì mâu thuẫn với việc kêu là môi trường kinh doanh kém. Hiện nay họ vẫn có lãi nên vẫn đầu tư và có thể thấy rõ ràng từ các dự án của Samsung”, TS Lê Đăng Doanh phân tích.

Có lẽ cũng vì việc chỉ tập trung 'làm kinh tế' ở Việt Nam ngắn hạnmà kết quả nghiên cứu của tổ chức Công nghiệp Liên hiệp quốc (UNIDO) đã chỉ ra hiện nay chỉ có khoảng 5-6% đầu tư nước ngoài mang công nghệ tiên tiến vào Việt Nam. Còn 94-95% là mang công nghệ trung bình và công nghệ thấp.

hiện nay chỉ có khoảng 5-6% đầu tư nước ngoài mang công nghệ tiên tiến vào Việt Nam, còn 94-95% là mang công nghệ trung bình và công nghệ thấp.
Hiện nay chỉ có khoảng 5-6% đầu tư nước ngoài mang công nghệ tiên tiến vào Việt Nam, còn 94-95% là mang công nghệ trung bình và công nghệ thấp.

Biến dạng môi trường

Ông Olin McGill, chuyên gia của Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ cho rằng: cần loại bỏ nạn tham nhũng để Việt Nam có một môi trường kinh doanh lành mạnh.

Thế nhưng, theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: “Chính tham nhũng đã khiến các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng chi phí “bôi trơn” làm hỏng môi trường kinh doanh, làm méo mó tất cả quyết định chấp nhận cho đầu tư, chọn lựa nhà đầu tư này hay nhà đầu tư kia nhiều khi không được quyết định bằng năng lực mà bằng việc “bôi trơn”. Khi các nhà đầu tư vận dụng các mối quan hệ lợi ích, thân hữu thì chỉ làm lợi cho một số người nhưng mất mát rất lớn cho xã hội”.

Ngoài ra sự “lôi kéo” nhà đầu tư bằng những ưu đãi quá mức cũng khiến sự mất công bằng và có thể dẫn đến sự bóp nghẹt và thao túng thị trường và chỉ doanh nghiệp nước ngoài hưởng lợi.

Dẫn lại nghiên cứu và cảnh báo của UNIDO, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng Báo cáo Điều tra công nghiệp Việt Nam dựa trên bộ dữ liệu gồm hơn 500 biến số thu thập từ gần 1.500 doanh nghiệp cho rằng nhìn chung các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhận được ưu đãi đầu tư hoạt động tốt hơn các doanh nghiệp Việt Nam.

Vì vậy, không có điều gì đáng ngạc nhiên khi các doanh nghiệp FDI hoạt động hiệu quả hơn các doanh nghiệp trong nước. Thêm vào đó, nhiều doanh nghiệp nhận ưu đãi nhưng lại không mang lại lợi ích phát triển thực sự cho nền kinh tế.

“Dự án thép Formosa Hà Tĩnh có thể là một ví dụ khi chúng ta cho họ rất nhiều ưu đãi thì có nghĩa tạo cho họ một sân chơi khác hẳn so với các doanh nghiệp thép đang làm trong nước. Như vậy khi thép Formosa hình thành có thể giết chết hàng loạt doanh nghiệp thép trong nước của Việt Nam. Đã đến lúc chúng ta cần phải cân nhắc đến việc tính toán các chi phí ưu đãi bỏ ra với kết quả mang lại”, bà Phạm Chi Lan nói.

Theo TS Lê Đăng Doanh: cần phải nhìn lại cách điều hành của chúng ta. ‘Tiên trách kỷ, hậu trách nhân’ khi chính sách tạo ra kẽ hở, kiểm soát lơi lỏng để doanh nghiệp nước ngoài hưởng lợi từ việc ưu đãi, trốn thuế, chuyển giá… trong khi phần thu về của chúng ta lại bé tí và nền kinh tế trả giá đắt là việc dễ thấy.

“Cho nên việc thay đổi môi trường kinh doanh trước hết không chỉ nhằm vào việc hút đầu tư mà phải xem là cho chính mình để tránh tình trạng bị doanh nghiệp làm lợi ngay trên những ưu đãi, tài nguyên, lao động giá rẻ của đất nước mình còn cái chúng ta hưởng chỉ là ô nhiễm và chút việc làm giá rẻ”, TS Lê Đăng Doanh nhấn mạnh.

>>>Doanh nghiệp: Không “bôi” thì không “trơn”

Theo Bích Ngọc

cucpth

Đất Việt

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên