Nhiều dấu
hiệu cho thấy xuất khẩu đang tăng trưởng mạnh trở lại, các doanh nghiệp (DN) đã
biết cách chủ động tìm kiếm khách hàng và thị trường mới ngay khi thị trường thế
giới bắt đầu phục hồi.
Nhiều gương
mặt mới
Đầu tháng
6, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoàng Long khánh thành Khu Liên hợp Thủy sản Hoàng
Long (Hoang Long Seafood), công suất chế biến 180 tấn nguyên liệu/ngày. Đặc biệt,
sản phẩm phi lê cá ba sa của Hoàng Long xuất khẩu mạnh vào một số nước châu Âu
chứ không chỉ tập trung vào thị trường Mỹ như nhiều DN khác.
Ngay trong ngày
khai trương, Hoàng Long thông báo sẽ tiếp tục đầu tư thêm 2 dây chuyền chế biến
cá ba sa nữa để đáp ứng yêu cầu đặt hàng. Tập đoàn cũng chủ động tạo nguồn
nguyên liệu bằng cách đầu tư cụm 16 ao nuôi trồng thủy sản, nhà máy chế biến thức
ăn thủy sản 60.000 tấn/năm. Từ nay đến cuối năm, Hoang Long Seafood sẽ hoàn thiện
khu nuôi trồng thủy sản có diện tích 100ha; xây dựng trung tâm nghiên cứu nuôi
trồng thủy sản để cung cấp nguồn giống tốt cho các hộ nông dân.
Một mặt
hàng xuất khẩu truyền thống của VN nhiều năm nay là giày dép cũng đang phát triển
mạnh trở lại. Ông Nguyễn Đức Thuấn, Chủ tịch Hiệp hội Da giày VN, cho biết từ đầu
năm đến nay, tình hình phát triển của ngành da giày khá tốt, các DN đã có đơn
hàng và việc làm ổn định.
Sau một thời gian tự điều chỉnh theo quy luật thị trường,
ngành da giày xuất khẩu VN đã hình thành những DN lớn, có tiềm lực về nghiên cứu
mẫu mã để chủ động chào hàng, có trình độ quản lý tốt hơn giảm chi phí giá
thành, hiệu quả sản xuất cao hơn.
Mặt hàng sợi
cũng đang xuất khẩu mạnh và mang lại hiệu quả cao do ngành dệt thế giới đang phục
hồi. Điều này càng khiến các DN tự tin đạt 10,5 tỉ USD kim ngạch xuất khẩu dệt
may trong năm nay.
Để xuất khẩu
tăng trưởng bền vững
Mặc dù xuất
khẩu đang rất khả quan nhưng nhiều chuyên gia vẫn lo ngại về tính bền vững. Một
số mặt hàng nông- lâm- thủy hải sản vốn là thế mạnh và chiếm một tỉ trọng đáng
kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu lại phụ thuộc nhiều vào giá cả và khách hàng
trung gian. Giá một số mặt hàng nông sản đang giảm. Nhiều sản phẩm xuất khẩu
công nghiệp phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu trong khi giá thế giới lại đang
tăng.
Những mặt hàng khoáng sản như dầu khí, than vốn chiếm tỉ trọng lớn nhất
trong kim ngạch xuất khẩu thì đang giảm mạnh do chủ trương hạn chế và dành một
phần cung cấp cho các nhà máy sản xuất trong nước.
Chính vì vậy, việc tiếp tục
đẩy mạnh chiến lược xuất khẩu, với các chính sách khuyến khích đầu tư công nghiệp
phụ trợ, cần được tập trung triển khai nhanh. Giải pháp mua dự trữ hàng nông sản,
như đối với kế hoạch dự trữ 200.000 tấn cà phê trong thời điểm giá xuống, cần
được nghiêm chỉnh thực hiện.
Một vấn đề
mà các DN sản xuất hàng xuất khẩu kiến nghị Chính phủ quan tâm tháo gỡ là phải
bảo đảm nguồn điện ổn định. Có như vậy, sản xuất mới được liên tục và có điều
kiện giảm giá thành, tăng tính cạnh tranh. Thêm vào đó, chính phủ cũng cần có
các biện pháp giảm giá vốn bằng cách hạ lãi suất cho vay và tăng khả năng tiếp
cận vốn cho các DN.
Theo Minh Ngọc
NLĐ