MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vì sao cả thế giới lại cảm nhận được "Hiệu ứng Brussels"?

Doanh nghiệp quốc tế chịu sự điều chỉnh của luật EU dù không hoạt động ở châu Âu. Và sự kiện Anh rút khỏi châu Âu có thể là một chỉ báo cho kết quả của cuộc chiến về luật đối với các doanh nghiệp trên thế giới giữa EU và Hoa Kỳ.

Khi Anh rời EU, nước này sẽ phát hiện ra niềm tin sai lầm của chính phủ, rằng họ có thể bỏ lại phía sau luật lệ bó buộc của EU và tự do tham gia hệ thống thương mại thế giới. Tuy nhiên, Anh không những phải tuân thủ luật của EU để bán hàng cho thị trường châu Âu, mà trong một số trường hợp, nước này còn phải lựa chọn giữa luật EU và Hoa Kỳ để thực hiện giao thương.

Hơn nữa, những kinh nghiệm trước đây cho thấy dù nước Anh có chọn luật nào thì các công ty của Anh vẫn phải đưa ra quyết định riêng, dựa trên nhu cầu của họ đối với quy định quốc tế.

Từ khi thị trường châu Âu được thành lập năm 1993, Brussels và Washington đã tham gia vào cuộc chiến đưa luật của mình trở thành thông lệ quốc tế trong tất cả các lĩnh vực, bao gồm hóa chất, an toàn thực phẩm và quy chuẩn kĩ thuật điện.

Đôi khi cuộc chiến này được tranh cãi cởi mở tại nhiều diễn đàn như các hiệp định thương mại hoặc hiệp định toàn cầu. Tuy nhiên, kết quả thường được xác định bởi các thị trường có lượng lớn người tiêu dùng nên các công ty buộc phải chấp nhận luật ở những nước này.


Hoa Kỳ và châu Âu đều là hai thị trường xuất khẩu lớn của doanh nghiệp Việt Nam.

Hoa Kỳ và châu Âu đều là hai thị trường xuất khẩu lớn của doanh nghiệp Việt Nam.

Điều này giải thích vì sao, dù nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng mạnh mẽ, định hướng của Trung Quốc đối với xuất khẩu cho thấy luật của họ vẫn xếp thứ ba trong cuộc đua thống trị toàn cầu. Mặc dù Hoa Kỳ thể hiện nỗ lực mạnh mẽ trong việc xuất khẩu mô hình luật của mình, nhưng EU mới là người dẫn đầu.

Sự khác biệt rõ ràng về triết lý giữa Hoa Kỳ và EU xuất hiện trong rất nhiều ngành. Ví dụ, cách diễn giải của EU về nguyên tắc thận trọng có tác động đến việc thiết lập giới hạn khắt khe đối với việc chấp nhận các công nghệ mới, như nông sản biến đổi gen và những chất hóa học mới.

Ngược lại, Hoa Kỳ có xu hướng đặt trách nhiệm lên cơ quan kiểm định. Các cơ quan này phải chứng minh rằng một chất là nguy hiểm, nhà sản xuất không có trách nhiệm chứng minh chất đó vô hại.

Hoa Kỳ phàn nàn cay đắng rằng cách tiếp cận của EU dẫn đến nhiều sản phẩm bị cấm bán ở châu Âu, như thịt bò được nuôi với hormone tăng trưởng hay gia cầm khử trùng bằng clo. Các sản phẩm khác, như các chất hóa học có nguy cơ gây hại, phải trải qua kiểm định ngặt nghèo ở các cơ quan có thẩm quyền như Viện hóa học châu Âu.

Luật của EU ít khắt khe hơn trong một số trường hợp. Ví dụ, so với Hoa Kỳ, EU dễ chấp nhận sữa và phô mai chưa tiệt trùng hơn. Tuy nhiên, nhìn chung, quy chuẩn của châu Âu chặt chẽ hơn.

Càng không công bằng cho những nhà hoạch định chính sách của Mỹ khi các công ty nhận thấy việc tuân thủ theo một hệ thống luật ít tốn kém hơn việc tuân thủ cả 2 hệ thống. Vì vậy, một vài công ty toàn cầu trung thành với luật EU dù họ không hoạt động ở châu Âu và Hoa Kỳ.


Châu Âu có những quy định chặt chẽ đối với thực phẩm.

Châu Âu có những quy định chặt chẽ đối với thực phẩm.

Anu Braford, giáo sư luật Đại học Columbia ở New York gọi đây là "hiệu ứng Brussels" - đặt tên theo "hiệu ứng California" ở Hoa Kỳ khi bang này trên thực tế đặt ra luật lệ cho gần như toàn bộ nền kinh tế Mỹ. Hiệu ứng Brussels không những lớn mà còn đang phát triển mạnh mẽ. "Trong khi có nhiều lời bàn tán rằng mô hình kinh tế châu Âu đang gặp khó khăn thì thực tế hiệu ứng Brussels đang lớn mạnh hơn," giáo sư Bradford nói.

Hơn nữa, có những khu vực nơi hai hệ thống luật không giống nhau, khiến nhà sản xuất phải lựa chọn thị trường mục tiêu. Nông dân sản xuất thịt bò ở Canada là những người vận động chính phủ tạo điều kiện tiếp cận thị trường châu Âu nhờ hiệp định song phương EU-Canada. Giờ đây họ nhận ra điều đó là vô nghĩa. Châu Âu cấm thịt động vật diệt khuẩn bằng nước rửa có hóa chất, nhưng có vẻ cơ quan kiểm tra vệ sinh của Mỹ hàm ý rằng họ sẽ không chấp nhận thịt chưa qua diệt khuẩn.

Nếu giáo sư Braford nói đúng thì các doanh nghiệp sẽ có xu hướng áp dụng luật châu Âu. Đối với những nơi có hệ thống luật không khắt khe bằng, thậm chí còn đối lập với luật EU, thì các công ty buộc phải lựa chọn.

Chu Lan Anh

Financial Times

Trở lên trên