MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vì sao doanh nghiệp chờ 3 năm vẫn chưa được đầu tư tuyến đường sắt Đà Lạt – Trại Mát?

Đà Lạt – Trại Mát là một phần của tuyến đường sắt Đà Lạt – Tháp Chàm. Theo quy hoạch phát triển đường sắt, việc khôi phục tuyến đường sắt Đà Lạt - Tháp Chàm sẽ được thực hiện sau năm 2020.

Chỉ được đầu tư sau năm 2020

Công ty cổ phần Thương mại dịch vụ Khách sạn Bạch Đằng đã bày tỏ mong muốn đầu tư vào tuyến đường sắt Đà Lạt – Trại Mát (dài 7km) từ 3 năm trước. Trong văn bản kiến nghị, doanh nghiệp này đề nghị được nhượng quyền khai thác tuyến đường sắt hiện tại từ Tổng công ty Đường sắt Việt Nam quản lý, vận hành. Đồng thời, Công ty Bạch Đằng cũng cho biết sẽ  đầu tư khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt dài 84km.

Giữa năm 2017, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã đồng ý về nguyên tắc đầu tư cải tạo, quản lý, vận hành, khai thác kết cấu hạ tầng đoạn tuyến đường sắt Đà Lạt – Trại Mát và cơ sở hạ tầng theo hình thức đối tác công tư (PPP). Bộ Giao thông vận tải được giao tổ chức lập hồ sơ đề xuất dự án và loại hợp đồng cụ thể trước khi trình các bên liên quan xem xét và trình Thủ tướng quyết định.

Tuy nhiên, bản quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng phê duyệt ngày 24/8/2015 nêu rõ, việc khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm  - Đà Lạt dài khoảng 84 km nằm trong lộ trình từ 2020-2030. Điều 7 Luật Đường sắt được Quốc hội thông qua ngày 16/6/2017 khẳng định, Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đướng ắt là cơ sở định hướng đầu tư, phát triển, khai thác mạng lưới đường sắt.

Bên cạnh đó, hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt cũng chưa được lập. Theo Cục Đường sắt (Bộ GTVT), bản cáo cáo sau khi được lập còn phải trải qua quá trình phê duyệt của các cấp có thẩm quyền.

Trước tình hình này, Công ty Bạch Đằng vừa gửi văn bản đến Cục Đường sắt, đề nghị chi trả toàn bộ kinh phí hoàn tất nghiên cứu khả thi và thiết kế chi tiết đoạn đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt.

Tuyến Đà Lạt - Trại Mát khó được đầu tư trước

Ga Đà Lạt là một điểm du lịch đáng chú ý tại Đà Lạt. Ngoài tham quan kiến trúc "độc nhất vô nhị" của nhà ga, trải nghiệm du lịch trên nhưng toa tàu cổ cũng là một hoạt động thu hút du khách. Nhưng không phải lúc nào mong muốn cũng trở thành hiện thực, dù có 5 chuyến tàu chuyên tuyến đường sắt Đà Lạt – Trại Mát. Theo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, tuyến đường sắt này đang khiến doanh nghiệp thua lỗ triền miên và khi không đủ số lượng khách tối thiểu, chuyến tàu sẽ bị hủy.

Dài chưa tới 7km những việc đầu tư vào tuyến Đà Lạt – Trại Mát cũng không dễ dàng. Đà Lạt - Trại Mát là một phần của tuyến Đà Lạt - Tháp Chàm dài khoảng 84km. Trong khi đó, quy hoạch đường sắt ghi nhận tuyến này sẽ được đầu từ sau năm 2020.

Thực tế, tuyến đường sắt Đà Lạt – Tháp Chàm rất độc đáo tại thời điểm còn hoạt động. Tuyến đường này được xây dựng năm 1908 và hoàn thành năm 1932, với kinh phí xây dựng lên đến hơn 200 triệu Franc. Đây là 1 trong 2 tuyến đường sắt răng cưa trên thế giới, tuyến còn lại ở Thụy Sỹ. Nhờ lắp đặt 3 ray, trong đó có 1 ray răng cưa và sự khác biệt của đầu máy mà tàu có thể vượt qua các đoạn đường có độ dốc 12%, đi từ Tháp Chàm lên Đà Lạt.

Vì sao doanh nghiệp chờ 3 năm vẫn chưa được đầu tư tuyến đường sắt Đà Lạt – Trại Mát? - Ảnh 1.

Tàu ở ga Đà Lạt

Năm 1968, tuyến đường bị ngưng hoạt động do một số đoạn bị cài mìn. Tháng 5/1975 việc khôi phục được khiển khai. Nhưng đến năm 1976, các ray tàu được tháo dỡ để sử dụng vào tuyến đường sắt thống nhất Bắc – Nam. Đầu máy hơn nước có răng cưa được bán lại cho phía Thụy Sỹ năm 1990, để leo núi Furka, trên tuyến đường sắt răng cưa duy nhất còn tồn tại đến ngày nay.

Đoạn Đà Lạt – Trại Mát hôm nay chỉ là một phần của tuyến đường sắt được xây dựng từ hơn 100 năm. Trên đó, chỉ còn loại đường sắt 2 ray bình thường. Còn những toa tàu gỗ được kéo đi bằng một đầu máy diesel.

An Bình

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên